Thông tin về cây trồng chuyển gen vẫn chưa rõ ràngThông tin về cây trồng chuyển gen vẫn chưa rõ ràng

Đây là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra trong buổi tọa đàm "Cây trồng biến đổi gen: Nguồn thực phẩm của tương lai?" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 24-9 tại TPHCM với diễn giả là Tiến sĩ sinh học Trang Quan Sen đến từ Đức.
Theo ông Sen, với quốc gia như Đức, nếu sản phẩm làm từ cây trồng chuyển gen nếu bán ra thị trường có tỷ lệ 0,9% thì phải dán nhãn để người tiêu dùng nhận biết và Việt Nam quy định mức dán nhãn là 5%, mức tương tự các nước trên thế giới đối với cây trồng chuyển gen. Riêng tại Mỹ, quốc gia số một về cây trồng chuyển gen lại không có quy định này.
Song, dù có quy định nhưng hiện nay trên thị trường Việt Nam không có những sản phẩm liên quan đến cây trồng chuyển gen được dán nhãn. Chính vì mọi sự không rõ ràng nên nhiều khách mời tham dự cũng tỏ ra lo lắng vì lo ngại hằng ngày mình đang ăn những sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật chuyển gen mà không biết.
Một đại biểu đến từ công ty giống cây trồng có văn phòng tại TPHCM cho biết hiện tại, một nông dân trồng đậu nành (đậu tương) bán với giá 20.000 đồng/kg, mức giá này là không có lãi vì chi phí sản xuất cao, song, người tiêu dùng vẫn có thể mua được đậu nành giá chỉ có 10.000 đồng/kg ở tại các chợ một cách dễ dàng.
Theo bà, đa phần đậu nành này có nguồn gốc nhập khẩu và có thể là nhập khẩu từ Mỹ, quốc gia đang trồng 90% diện tích là đậu nành chuyển gen.
Cũng có ý kiến cho rằng, lâu nay, Việt Nam nhập đậu nành từ những nước cho trồng cây trồng chuyển gen về để sản xuất dầu ăn nhưng trên thị trường không có một sản phẩm nào ghi là sản phẩm sản xuất từ đậu nành biến đổi gen, liệu điều này có công bằng với người tiêu dùng hay không?
Theo một số khách mời tham dự tọa đàm, cây trồng chuyển gen vẫn đang có những tranh cãi và người nông dân là phía ít được tiếp nhận thông tin nhất, và họ cứ trồng nếu thấy có lợi nhuận cao hơn giống cây trồng bình thường trước đó. Còn khi có sự cố xảy ra, phần thiệt thòi là người tiêu dùng.
Ông Võ Thanh Liêm, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Nguồn sinh thái, TPHCM đặt câu hỏi, nếu một sản phẩm làm ra từ một cây trồng chuyển gen được cho là an toàn, vậy tại sao những công ty này không dán nhãn để người tiêu dùng biết và lựa chọn.
Tuy nhiên, câu hỏi chỉ đưa ra trong khuôn khổ của cuộc tọa đàm và các đại biểu ra về vẫn chưa có câu trả lời. Đó là điều đáng tiếc vì trong thành phần những khách mời lần này, Thời báo Kinh tế Sài Gòn có mời những đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước song vì một lý do nào đó, những đại biểu này đã không thể đến dự.
Trong bài chia sẻ của mình, ông Sen cho biết, đúng là hiện chưa có những công trình nào chứng minh những tác hại đi kèm khi con người ăn những sản phẩm chuyển gen, song, chưa có nhưng không có nghĩa là không có. Vì thế, cách tốt nhất là hãy mang thông tin đến cho người tiêu dùng.
"Về mặt cảm quan, nếu quan sát ở bên ngoài, người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là sản phẩm chuyển gen, đâu là sản phẩm thu hoạch từ cây trồng bình thường và cách nhận biết là thông tin trên nhãn mác bao bì. Tiếc là việc này chưa được làm rõ ràng ở Việt Nam", ông nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Ông Lưu Văn Phước, ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang thả nuôi 7 vèo ếch Thái với diện tích trên 100m2 cho biết: Sau 3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng từ 200 – 300 gram/con, ông thu được 5.500 con ếch thịt bán với giá 25.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi 32 triệu đ.