Thống Nhất (Đồng Nai) Có Gần 30 Hécta Tiêu Bị Nhiễm Bệnh

Ông Nguyễn Hoàng Mỹ, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Thống Nhất (Đồng Nai), cho biết toàn huyện có 27 hécta cây tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm, tập trung chủ yếu ở các xã: Hưng Lộc, Quang Trung, Gia Kiệm, Gia Tân 3.
Trước tình hình này, Trạm Bảo vệ thực vật huyện khuyến cáo bà con nông dân cần giữ vườn tiêu thông thoáng, chăm sóc cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, bón phân hữu cơ ủ hoai mục và bón cân đối hàm lượng NPK, có bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng, vệ sinh vườn sau thu hoạch, xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý dịch bệnh ngay từ đầu vụ.
Bên cạnh đó, cần vét và đào mương thoát nước trước khi mưa xuống, chú ý phòng trừ một số dịch hại phát sinh mạnh, như: rệp sáp, tuyến trùng...
Có thể bạn quan tâm

Chủ trương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn là phù hợp với mong đợi của nông dân. Thế nhưng chuyển đổi thế nào vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.

Hiện nay một số địa phương thuộc các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ... (TP Cần Thơ) lúa thu đông gieo sạ sớm đã vào mùa thu hoạch.

Lạng Sơn là một trong những tỉnh có phong trào chăn nuôi lợn phát triển ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, với tổng đàn hơn 349.000 con, cung cấp ra thị trường mỗi năm khoảng 80.000 tấn thịt lợn hơi.

Gia đình anh Lâm có 3 công đất trồng mía, năm ngoái sản lượng đạt 14 tấn/công, năm nay chỉ đạt 11 tấn/công. Trong khi đó, giá mía năm trước từ 1.000 – 1.100 đ/kg mía bó, lời được khoảng 3 triệu đồng/công. Năm nay bán 1 công mía thu được 10 triệu, trừ hết chi phí còn 3 triệu mà làm trong 8- 9 tháng.

Qua khảo sát đoàn đã chọn được 4 điểm có diện tích đất, nguồn nước sạch phù hợp tại phường Mỹ Phước, gồm: Hộ gia đình Trịnh Phước Lộc (khu phố 1), Nguyễn Thị Như Hoa (khu phố 1), Huỳnh Thanh Hai (khu phố 3) và Trần Văn Dũng (khu phố 4). Các hộ này sẽ được Sở Khoa học - Công nghệ đầu tư hạt giống, chậu trồng, lưới che, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc…