Thông đường cho vải thiều xuất khẩu

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2015, dự kiến sản lượng vải toàn tỉnh ước đạt 160.000 tấn quả tươi. Xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng (64.000 tấn), bao gồm: Xuất khẩu quả tươi khoảng 50.000 tấn (chiếm 78% tổng lượng xuất khẩu); chế biến xuất khẩu (sấy khô và chế biến bóc cùi đông lạnh) 14.000 tấn quy tươi (chiếm 22%). Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu vải thiều lớn nhất (chiếm 90 % tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước).
Ngay từ những ngày đầu vụ năm nay, Sở và các ban ngành của tỉnh xác định đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng bá vải thiều, đặc biệt tới các thương nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng; phát ngôn thống nhất từ cơ sở đến các sở ban ngành… về sản lượng, chất lượng, giá cả, thị trường tiêu thụ, đảm bảo việc có lợi nhất cho sản xuất và tiêu thụ vải thiều, tránh tư tưởng và các đánh giá theo cảm tính “được mùa mất giá, mất mùa được giá”, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất. Sở cũng đã liên tục tổ chức các cuộc gặp gỡ, trực tiếp giới thiệu sản phẩm tới các doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là một trong những bước đi nhằm xúc tiến, kết nối đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều trong nước cũng như xuất khẩu.
Tại hội nghị, ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định: "Sẽ cung cấp thông tin, diễn biến tình hình thị trường... cho bộ phận thường trực Sở Công Thương Bắc Giang; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá, chuyển giúp thông điệp của tỉnh Bắc Giang đã cam kết đối với thương nhân kinh doanh, tiêu thụ vải thiều; giúp Bắc Giang cập nhật và thông tin kịp thời về những quy định, chính sách mới từ phía Trung Quốc trong việc nhập khẩu hàng nông sản, đặc biệt là vải thiều.”
Tạo mọi điều kiện để thông thương
Do vụ vải thiều diễn ra khá ngắn (khoảng hơn 1 tháng, 1/6 – 20/7), trong khi đó, thời tiết những ngày tháng 6 rất nắng nóng nên công tác tổ chức sắp xếp cho việc thông quan, xuất khẩu mặt hàng này cũng cần có sự chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt là về kho hàng, bến bãi… Đơn cử như kho hàng tại cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai) không có mái che nên Ban Quản lý cửa khẩu đã yêu cầu các thương lái nên chủ động về mặt thời gian, vận chuyển hàng trong đêm (từ Lục Ngạn, Bắc Giang đến Lào Cai mất khoảng 5 tiếng) để có thể giao hàng ngay đầu giờ sáng. Đại diện một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng cho biết sẽ hỗ trợ hết mình cho phía Việt Nam bằng việc đầu tư thêm các kho bãi, kho chứa hàng đông lạnh ngay tại cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc).
Sở Công Thương cũng yêu cầu đề nghị các cơ quan chức năng tại cửa khẩu Kim Thành bố trí cán bộ làm thủ tục từ 6 giờ và cho phép thông quan xuất khẩu kể từ 7 giờ sáng đối với hàng hóa đã làm xong thủ tục.
Ban Quản lý cửa khẩu Hà Khẩu điều kiện thuận cho việc kiểm dịch thông quan mặt hàng vải. Nếu có thể thì cơ quan quản lý cửa khẩu hai bên cho phép phương tiện trực tiếp giao nhận hàng, thực hiện công tác kiểm dịch ngay khi bốc xếp hàng để tiết kiệm thời gian và công sức, tránh tình trạng bốc xếp hàng lên xuống nhiều lần.
Ông Hoàng Chí Hiền, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai nhấn mạnh: “Tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho các thương nhân, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc được thuận lợi”.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo năm nay, tình hình khô hạn sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân huyện Thuận Nam tạm ngưng sản xuất vụ hè-thu năm 2014.

Đến nay, Trạm Thú y huyện đã tổ chức phun hóa chất khử trùng và tiêm phòng được 28 ngàn liều vac-xin phòng cúm gia cầm chủng H5N1 Re-6. Dự kiến đến ngày 30-3, Trạm Thú y huyện hoàn thành việc tiêm phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm.

Giá heo lên đỉnh điểm 51-52 ngàn/kg, cứ 1 con heo nặng 1 tạ, sau 4 tháng người nuôi lãi bình quân 1 triệu đồng làm nhiều hộ lại đổ xô vào nuôi.

Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, vụ Hè Thu năm nay, tỉnh ta tiếp tục xây dựng 130 cánh đồng mẫu lớn (CĐML), trong đó có 122 CĐML sản xuất lúa, diện tích 5.000 ha; 5 cánh đồng sản xuất đậu phụng, diện tích 300 ha; 2 cánh đồng mía, diện tích 100 ha và 1 cánh đồng mì, diện tích 50 ha.

Đắk Mil được xem là một trong các địa phương có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt giúp cho các loại cây trồng, vật nuôi phát triển một cách thuận lợi, mang lại năng suất cao. Để hướng tới sự phát triển bền vững, hiện tại, huyện đang đề xuất với ngành chức năng danh sách các nguồn gen cần được bảo tồn trong thời gian tới.