Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thôn Bò Lai

Thôn Bò Lai
Ngày đăng: 14/10/2014

Thôn Kinh tế 2, thuộc xã Ea Trol (Sông Hinh - Phú Yên), cách trung tâm xã 5km về phía đông, nằm phía dưới cống xả lũ thủy điện Sông Hinh.

Nơi đây được nhiều người biết đến khi hơn 50 hộ dân trong thôn lần đầu tiên có điện vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sau 25 năm sống trong cảnh đèn dầu. Thế nhưng, ít ai biết rằng Kinh tế 2 là thôn đi đầu trong việc nuôi bò lai cũng như lai tạo đàn bò của xã Ea Trol nói riêng và huyện Sông Hinh nói chung.

Theo Ban nhân dân thôn Kinh tế 2, tổng đàn bò của thôn có khoảng 162 con, trong đó bò lai chiếm hơn 60% tổng đàn, được nuôi ở hầu hết các hộ dân trong thôn. Là người định cư lâu năm và cũng là người nuôi bò nhiều nhất ở vùng đất này, ông Thái Văn Hùng, Bí thư Chi bộ thôn Kinh tế 2 cho hay: “Trước đây, người dân trong thôn chủ yếu nuôi bò cỏ thả rông.

Nhưng ngày đó, đồng cỏ còn nhiều nên việc nuôi bò rất đơn giản; hơn nữa, do giá trị bò cỏ thấp nên mỗi hộ chỉ nuôi một vài con làm sức kéo. Thời gian gần đây, sau khi được các ngành chức năng ở tỉnh, huyện tập huấn, hướng dẫn, người dân trong thôn dần chuyển sang nuôi bò lai.

Nhờ giá cả ổn định, dịch bệnh được khống chế nên người dân tập trung phát triển đàn bò lai cả về số lượng lẫn chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Anh Nguyễn Văn An, một người dân ở thôn Kinh tế 2 cho biết: “Cách đây hơn 2 năm, tôi mua một con bò đực cỏ về nuôi để cày kéo. Sau khi thấy nhiều người trong thôn nuôi bò lai, tôi cũng gom vốn mua thêm một con bò đực lai. Mặc dù nuôi sau hơn 6 tháng nhưng giờ con đực lai đã to gấp đôi con bò đực cỏ”.

Hộ ông Nguyễn Ngọc Bình thì vừa xuất bán một con bò lai với giá 40 triệu đồng, hiện trong chuồng vẫn còn 3 con bò lai tơ. Ông Bình cho biết: Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi bò cỏ. Từ ngày được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn, hướng dẫn nuôi các giống bò lai, gia đình tôi bán hết bò cỏ chuyển sang nuôi bò lai.

2 năm trở lại đây, mỗi năm, gia đình tôi nuôi 4 con bò lai theo hình thức cuốn chiếu, tức là xuất chuồng con nào thì mua thêm con khác bổ sung. Với cách làm này, hàng năm, gia đình tôi thu lãi trên 50 triệu đồng.

Không riêng gia đình ông Bình, ở thôn Kinh tế 2, trên 70% số hộ dân cũng đã chuyển đổi từ bò cỏ sang bò lai để nuôi. Điển hình là mô hình chăn nuôi bò lai của hộ ông Hoàng Văn Hải, trưởng thôn này. Để nuôi bò lai đạt hiệu quả, ông Hải đầu tư khá bài bản.

Chuồng trại được xây làm 3 ngăn riêng biệt: một ngăn nhốt bò đực, một ngăn nhốt bò cái và một ngăn làm bãi tắm. Ban đêm để tránh mòng, muỗi đốt bò, ông cài mùng rất cẩn thận, đến sáng mới vén mùng, đưa bò ra bãi tắm rồi dọn dẹp vệ sinh chuồng trại.

Trong vườn nhà, ông dành 2.500m2đất để trồng 3 loại cỏ gồm cỏ voi, cỏ úc và cỏ tây. Việc trồng cỏ cũng rất khoa học, có hệ thống bơm tưới như một nông trại quy mô. Không những thế, gia đình ông luôn có 2 nọc rơm khô để làm thức ăn dự trữ cho bò. Ngoài ra, để bò tăng trưởng nhanh, ông còn cho bò ăn thêm thức ăn tinh bột, cháo trong giai đoạn đầu và giai đoạn sắp xuất bán.

Nhờ chú trọng đầu tư, hàng năm, gia đình ông thu lãi cả trăm triệu đồng từ việc nuôi thường xuyên 6 con bò lai. Theo ông Hải, ban đầu ông bỏ vốn mua bò giống loại 6 tháng tuổi, giá thành từ 17 đến 20 triệu đồng/con, về nuôi được 1 năm thì xuất bán với giá từ 30 đến 40 triệu đồng/con. Cũng như hộ ông Hải, nhiều hộ gia đình ở thôn Kinh tế 2 cũng nuôi bò lai theo phương thức này.

Bên cạnh việc nuôi bò thịt, người dân thôn Kinh tế 2 cũng đầu tư nuôi bò cái sinh sản. Bí thư Chi bộ thôn Thái Văn Hùng là người nuôi bò cái lai nhiều nhất trong thôn, cho hay: Nhà tôi đang nuôi 4 con bò cái lai, bình quân mỗi năm đẻ được 4 con bò con.

Chỉ sau 6 tháng nuôi, mỗi con bò con tôi bán được từ 15 đến 20 triệu đồng. Theo ông Hùng, khi nuôi bò, bà con thôn Kinh tế 2 rất quan tâm đến việc tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định. Nhờ vậy nhiều năm trở lại đây, đàn bò trong thôn không xảy ra dịch bệnh.

Theo ông Hoàng Văn Hải, nuôi bò lai là một thế mạnh trong phát triển kinh tế của thôn. Tuy nhiên, hiện một số hộ nghèo chưa có đủ tiền để nuôi bò lai nên rất mong các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện để bà con có vốn mua bò về nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng nên mạnh dạn đầu tư để các hộ có điều kiện mở rộng mô hình nuôi bò lai theo hướng trang trại để mang lại hiệu quả cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Ếch Thái Lan Ở Hải Ninh (Nam Định) Mô Hình Nuôi Ếch Thái Lan Ở Hải Ninh (Nam Định)

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu những năm 2000, xã Hải Ninh (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản. Tại đây, nhiều hộ đã đưa giống ếch Thái Lan về nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

19/03/2014
Người Dân Giảm Mua Thịt/trứng Gia Cầm Người Dân Giảm Mua Thịt/trứng Gia Cầm

Chỉ sau mấy ngày phương tiện thông tin đại chúng thông báo về việc dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh ngoại thành sức tiêu thụ gia cầm tại các chợ TPHCM đã giảm mạnh.

22/02/2014
Ngân Hàng Thế Giới Đầu Tư 2 Dự Án Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Năm Căn Ngân Hàng Thế Giới Đầu Tư 2 Dự Án Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Năm Căn

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã quyết định đầu tư vào vùng chuyên nuôi tôm công nghiệp huyện Năm Căn (Cà Mau), thuộc 2 xã Lâm Hải và Hàm Rồng. Tổng diện tích trong dự án trên 370 ha, có 114 hộ tham gia.

19/03/2014
Hủy Bỏ Nhãn Hiệu Cà Phê Hủy Bỏ Nhãn Hiệu Cà Phê "Buon Ma Thuot" Bị Đăng Ký Độc Quyền Tại Trung Quốc

Cụ thể, phía Trung Quốc cho rằng, Buôn Ma Thuột là một địa danh ở Việt Nam, chỉ một nơi quan trọng để trồng cà phê, đã được dùng để đăng ký bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa tại Việt Nam.

22/02/2014
Tánh Linh (Bình Thuận) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thủy Sản Tánh Linh (Bình Thuận) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thủy Sản

Năm nay, huyện Tánh Linh (Bình Thuận) phấn đấu phát triển nuôi trồng thủy sản tăng lên 200 ha mặt nước, trong đó duy trì ao, bàu, vùng trũng hiện có 120 ha, cải tạo ao, bàu hoang hóa tại xã Gia An 40 ha, ổn định diện tích mặt nước nuôi lồng bè tại khu vực hồ Biển Lạc 40 ha.

19/03/2014