Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thôn Bò Lai

Thôn Bò Lai
Ngày đăng: 14/10/2014

Thôn Kinh tế 2, thuộc xã Ea Trol (Sông Hinh - Phú Yên), cách trung tâm xã 5km về phía đông, nằm phía dưới cống xả lũ thủy điện Sông Hinh.

Nơi đây được nhiều người biết đến khi hơn 50 hộ dân trong thôn lần đầu tiên có điện vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sau 25 năm sống trong cảnh đèn dầu. Thế nhưng, ít ai biết rằng Kinh tế 2 là thôn đi đầu trong việc nuôi bò lai cũng như lai tạo đàn bò của xã Ea Trol nói riêng và huyện Sông Hinh nói chung.

Theo Ban nhân dân thôn Kinh tế 2, tổng đàn bò của thôn có khoảng 162 con, trong đó bò lai chiếm hơn 60% tổng đàn, được nuôi ở hầu hết các hộ dân trong thôn. Là người định cư lâu năm và cũng là người nuôi bò nhiều nhất ở vùng đất này, ông Thái Văn Hùng, Bí thư Chi bộ thôn Kinh tế 2 cho hay: “Trước đây, người dân trong thôn chủ yếu nuôi bò cỏ thả rông.

Nhưng ngày đó, đồng cỏ còn nhiều nên việc nuôi bò rất đơn giản; hơn nữa, do giá trị bò cỏ thấp nên mỗi hộ chỉ nuôi một vài con làm sức kéo. Thời gian gần đây, sau khi được các ngành chức năng ở tỉnh, huyện tập huấn, hướng dẫn, người dân trong thôn dần chuyển sang nuôi bò lai.

Nhờ giá cả ổn định, dịch bệnh được khống chế nên người dân tập trung phát triển đàn bò lai cả về số lượng lẫn chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Anh Nguyễn Văn An, một người dân ở thôn Kinh tế 2 cho biết: “Cách đây hơn 2 năm, tôi mua một con bò đực cỏ về nuôi để cày kéo. Sau khi thấy nhiều người trong thôn nuôi bò lai, tôi cũng gom vốn mua thêm một con bò đực lai. Mặc dù nuôi sau hơn 6 tháng nhưng giờ con đực lai đã to gấp đôi con bò đực cỏ”.

Hộ ông Nguyễn Ngọc Bình thì vừa xuất bán một con bò lai với giá 40 triệu đồng, hiện trong chuồng vẫn còn 3 con bò lai tơ. Ông Bình cho biết: Trước đây, gia đình tôi chỉ nuôi bò cỏ. Từ ngày được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn, hướng dẫn nuôi các giống bò lai, gia đình tôi bán hết bò cỏ chuyển sang nuôi bò lai.

2 năm trở lại đây, mỗi năm, gia đình tôi nuôi 4 con bò lai theo hình thức cuốn chiếu, tức là xuất chuồng con nào thì mua thêm con khác bổ sung. Với cách làm này, hàng năm, gia đình tôi thu lãi trên 50 triệu đồng.

Không riêng gia đình ông Bình, ở thôn Kinh tế 2, trên 70% số hộ dân cũng đã chuyển đổi từ bò cỏ sang bò lai để nuôi. Điển hình là mô hình chăn nuôi bò lai của hộ ông Hoàng Văn Hải, trưởng thôn này. Để nuôi bò lai đạt hiệu quả, ông Hải đầu tư khá bài bản.

Chuồng trại được xây làm 3 ngăn riêng biệt: một ngăn nhốt bò đực, một ngăn nhốt bò cái và một ngăn làm bãi tắm. Ban đêm để tránh mòng, muỗi đốt bò, ông cài mùng rất cẩn thận, đến sáng mới vén mùng, đưa bò ra bãi tắm rồi dọn dẹp vệ sinh chuồng trại.

Trong vườn nhà, ông dành 2.500m2đất để trồng 3 loại cỏ gồm cỏ voi, cỏ úc và cỏ tây. Việc trồng cỏ cũng rất khoa học, có hệ thống bơm tưới như một nông trại quy mô. Không những thế, gia đình ông luôn có 2 nọc rơm khô để làm thức ăn dự trữ cho bò. Ngoài ra, để bò tăng trưởng nhanh, ông còn cho bò ăn thêm thức ăn tinh bột, cháo trong giai đoạn đầu và giai đoạn sắp xuất bán.

Nhờ chú trọng đầu tư, hàng năm, gia đình ông thu lãi cả trăm triệu đồng từ việc nuôi thường xuyên 6 con bò lai. Theo ông Hải, ban đầu ông bỏ vốn mua bò giống loại 6 tháng tuổi, giá thành từ 17 đến 20 triệu đồng/con, về nuôi được 1 năm thì xuất bán với giá từ 30 đến 40 triệu đồng/con. Cũng như hộ ông Hải, nhiều hộ gia đình ở thôn Kinh tế 2 cũng nuôi bò lai theo phương thức này.

Bên cạnh việc nuôi bò thịt, người dân thôn Kinh tế 2 cũng đầu tư nuôi bò cái sinh sản. Bí thư Chi bộ thôn Thái Văn Hùng là người nuôi bò cái lai nhiều nhất trong thôn, cho hay: Nhà tôi đang nuôi 4 con bò cái lai, bình quân mỗi năm đẻ được 4 con bò con.

Chỉ sau 6 tháng nuôi, mỗi con bò con tôi bán được từ 15 đến 20 triệu đồng. Theo ông Hùng, khi nuôi bò, bà con thôn Kinh tế 2 rất quan tâm đến việc tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định. Nhờ vậy nhiều năm trở lại đây, đàn bò trong thôn không xảy ra dịch bệnh.

Theo ông Hoàng Văn Hải, nuôi bò lai là một thế mạnh trong phát triển kinh tế của thôn. Tuy nhiên, hiện một số hộ nghèo chưa có đủ tiền để nuôi bò lai nên rất mong các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện để bà con có vốn mua bò về nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng nên mạnh dạn đầu tư để các hộ có điều kiện mở rộng mô hình nuôi bò lai theo hướng trang trại để mang lại hiệu quả cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Bấp Bênh Cá Mú Nghệ Bấp Bênh Cá Mú Nghệ

Cá mú nghệ trước đây được xuất khẩu hoàn toàn qua Đài Loan. 2 năm nay, thị trường này không nhập khẩu nữa, người nuôi cá mú nghệ tại vùng đìa Bãi Giếng Nam (thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đứng ngồi không yên.

07/08/2014
Lương Sơn 60% Hộ Nông Dân Đăng Ký Gia Đình Nông Dân Sản Xuất Kinh Doanh Giỏi Lương Sơn 60% Hộ Nông Dân Đăng Ký Gia Đình Nông Dân Sản Xuất Kinh Doanh Giỏi

Năm 2008, huyện Lương Sơn có 6.712 hộ ở 18 cơ sở hội đăng ký gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiến 60% hộ nông dân toàn huyện. Ngày càng nhiều những mô hình nông dân làm kinh tế giỏi có mức thu nhập từ 30 triệu đồng/năm trở lên ở các xã Hòa Sơn, Tân Vinh, Cư Yên, Nhuận Trạch, Thị trấn...

28/07/2014
Bình Định Ký Kết Hợp Đồng Tiêu Thụ Cá Ngừ Đại Dương Với Tập Đoàn Kato Office (Nhật Bản) Bình Định Ký Kết Hợp Đồng Tiêu Thụ Cá Ngừ Đại Dương Với Tập Đoàn Kato Office (Nhật Bản)

Chiều 5.8, Đoàn công tác thủy sản Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Hội trưởng Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Kan Sai dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh Bình Định, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFSCO) để bàn biện pháp khai thác, bảo quản và xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà đã tiếp và làm việc với đoàn.

07/08/2014
Lúa Lai 3 Dòng NK9 Đạt 80 Tạ/ha Lúa Lai 3 Dòng NK9 Đạt 80 Tạ/ha

Ông Bùi Văn Chen- Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Đến nay số diện tích thực hiện mô hình trình diễn đã thu hoạch xong. Qua đánh giá cho thấy chất lượng gạo ngon hơn hẳn những giống lúa đã trồng trên đồng đất Lạc Sơn. Năng xuất đạt được là 80 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng của cây lúa là 128 ngày.

28/07/2014
Heo Giống Tăng Giá Heo Giống Tăng Giá

Cách nay vài tháng, giá heo giống trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) ở mức khoảng 800.000-900.000 đồng/con, nhưng hiện giá mỗi con heo giống đã tăng lên ở mức 1,3-1,4 triệu đồng/con. Đáng chú ý, trước đây heo giống khoảng trên dưới 15 kg/con mới xuất bán thì nay nhiều người đã xuất bán heo giống khi mới đạt trọng lượng trên dưới 10 kg/con do có nhiều người tìm mua.

07/08/2014