Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoi Thóp Nghề Trồng Bông Vải

Thoi Thóp Nghề Trồng Bông Vải
Ngày đăng: 06/06/2012

Theo một tổng kết mới đây của Bộ Công Thương, diện tích trồng bông nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên liệu bông sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% so với nhu cầu của toàn ngành dệt may.

Giá trị thấp, làm ăn thua lỗ… đang là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng, người dân bỏ trồng bông hàng loạt.

Diện tích bông giảm

Đã có thời, Tây Nguyên được coi là thủ phủ của cây bông với diện tích cao điểm có lúc lên tới trên 20.000ha, song đến nay đã giảm chỉ còn chưa đầy 5.000ha và cây bông ở đây ngày càng tỏ ra yếu thế so với các cây trồng khác như sắn, bắp, cà phê…

Từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Hoan và nhiều hộ khác ở xã Ea Ven, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) ký hợp đồng sản xuất với Công ty CP Bông Tây Nguyên với diện tích 0,6-1ha/hộ. Song việc duy trì trồng bông đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi chi phí đầu tư và công sức bỏ ra nhiều hơn, nhưng thu nhập từ cây bông chỉ bằng, thậm chí thấp hơn so với sắn, bắp.

"Cùng trên một diện tích, nếu trồng bắp, mỗi ha thu được 7 tấn, giá trị 24 triệu đồng, trong khi đầu tư hết 5 triệu. Còn nếu trồng 1ha bông, cũng chỉ thu được 22 triệu đồng, nhưng phải đầu tư hết 10 triệu đồng, bởi chi phí cho nhân công, phân bón tốn hơn bắp" - ông Hoan chia sẻ.

TS Lê Ngọc Báu- Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng: "Dù nhà nước có "hà hơi, tiếp sức" cho cây bông, nhưng phải thừa nhận thực tế là hiện cây bông đang bị nhiều cây trồng khác cạnh tranh. Bởi trồng bông ở Tây Nguyên có 2 bất lợi, đó là: Điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi và tốn công lao động, hiệu quả thấp".

Theo TS Báu, nếu trồng bông trong vụ 1 thì hay gặp sâu bệnh, còn trồng vụ 2 lại hay gặp hạn cuối vụ. Vì thế, dù nhà nước có hỗ trợ giống, phân bón, cây bông cũng chỉ phát triển tạm thời, chứ không thể phát triển bền vững được.

Quỹ đất cho bông eo hẹp

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng diện tích trồng bông cả nước chưa đạt 12.000ha (tức bằng khoảng 1/3 chỉ tiêu đề ra cho năm 2015 là 30.000ha). Trong khi đó, tổng sản lượng bông xơ cũng chỉ đạt xấp xỉ 5.000 tấn (bằng ¼ so với chỉ tiêu đặt ra cho là 20.000 tấn vào năm 2015).

Hiện tại, Bộ Công Thương đang phối hợp với một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận để phát triển các trang trại trồng bông mẫu.  Song theo ông Trần Quang Nghị - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may việt Nam (Vinatex), khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu quỹ đất dành cho phát triển bông trang trại. Thực tế, để được cấp đất với diện tích vài trăm ha là điều rất khó. Hơn nữa, phải cần rất nhiều vốn và thời gian để cải tạo đất và đầu tư kỹ thuật, thủy lợi…

Ông Nghị đề xuất: "Để khuyến khích người dân phát triển cây bông vải, cần lập quỹ bình ổn để hỗ trợ giá thu mua cho nông dân trong trường hợp giá bông trên thị trường giảm thấp. Theo tôi, nguồn kinh phí lập quỹ trích tối đa 2% từ giá thành sản xuất bông trong nước từ các đơn vị sản xuất bông".

Còn ông Nguyễn Quang Hiếu - nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bông Việt Nam cho rằng: " Chính phủ nên giao Bộ NNPTNT xây dựng quy hoạch rõ ràng về trồng bông, chứ không phải giao cho Bộ Công Thương. Cần tập trung quy hoạch trên 3 vùng trồng bông là: Tây Nguyên, Tây Bắc và Nam Trung Bộ với diện tích cụ thể".

Có thể bạn quan tâm

Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

08/12/2014
Nuôi Thủy Sản Trên Vùng Đất Phèn Nuôi Thủy Sản Trên Vùng Đất Phèn

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.

21/07/2014
Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Cú Huých Cho Ngành Nông Nghiệp Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Cú Huých Cho Ngành Nông Nghiệp

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.

08/12/2014
Quảng Ninh Sản Xuất Thành Công Giống Cá Song Chấm Nâu Quảng Ninh Sản Xuất Thành Công Giống Cá Song Chấm Nâu

Với trên 21km bờ biển cùng với hàng ngàn ha bãi triều, Đầm Hà (Quảng Ninh) thực sự giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cua, ngao, tu hài...

22/07/2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn

6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 8.749 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, bằng 52,1% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 90.000 tấn, sản phẩm khô 7.500 tấn, nước mắm 8.400 lít, sản phẩm dạng mắm đạt 700 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.367 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch.

22/07/2014