Thổi Khí Xuống Đáy Ao, Tôm Đạt Năng Suất, Sản Lượng Cao

Ông Lưu Quang Cần - Phó Chi cục trưởng Chi Cục NTTS cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 2 HTX Nuôi trồng và Chế biến xuất khẩu thủy sản: Xuân Thành ở Xuân Phổ (Nghi Xuân) và Hải Ninh ở Thạch Trung (Tp Hà Tĩnh) áp dụng kỹ thuật thổi khí xuống đáy ao cho tôm nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Áp dụng theo kỹ thuật nuôi tôm ở Cà Mau, Bạc Liêu, các mô hình trên đầu tư máy thổi khí tạo ô xy xuống đáy ao vào vụ tôm xuân - hè năm nay. Mỗi máy thổi khí sử dụng cho ao nuôi có diện tích 2000 - 3000m2, trị giá 15 triệu đồng. Trong quá trình nuôi tôm, khí được dẫn xuống tận đáy ao thông qua ống AEROTUYN nhằm cung cấp nguồn ô xy ổn định cho con tôm.
Qua sử dụng máy thổi khí xuống đáy ao cho thấy tôm vụ xuân - hè của các HTX trên phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi (70 ngày cho thu hoạch), đạt năng suất, sản lượng cao.
Kỹ thuật này đang được Chi cục NTTS khuyến khích các mô hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh áp dung.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 30.9, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2016-2020, dưới sự chủ trì của Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân.

Không chỉ “hạ nốc ao” trái cây Việt ngay trên sân nhà, trái cây Thái Lan còn chiếm luôn thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Lục Nam, toàn huyện hiện có gần 1,5 nghìn ha dẻ gần trăm năm tuổi. Năm nay sản lượng hạt dẻ ước đạt hơn 1 nghìn tấn, mang về cho người dân khoảng 20 tỷ đồng.

Đang mùa mưa lũ, chất lượng nước không đảm bảo, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển nhiều. Lên kế hoạch phòng trị bệnh trên cá tra nuôi thời điểm này là rất cần thiết.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Phú Yên, 5 năm qua, toàn tỉnh đã bê tông hóa hơn 1.800km đường nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ đường nông thôn được bê tông và nhựa hóa lên 70%.