Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trồng Cây Hồ Tiêu Xen Canh Cây Cà Phê

Với sự tìm tòi và luôn mạnh dạn trồng và xen canh nhiều loại cây trồng cho giá trị kinh tế, đến nay có thể nói mô hình trồng cây hồ tiêu xen canh cây cà phê của hộ nông dân Lê Lộc, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã mang lại giá trị kinh tế cao và thu nhập bình quân hàng năm từ 250 triệu đồng đến 350 triệu đồng.
Vốn sinh ra trên dải đất miền Trung quanh năm thiên tai hạn hán, gia đình đông anh em, kinh tế chỉ trông vào mấy sào ruộng. Năm 1985 chàng thanh niên rời bỏ mảnh đất Thừa Thiên Huế quyết định lên Tây Nguyên lập nghiệp và anh đã chọn mảnh đất Chư Sê là điểm dừng chân.
Với diện tích 7.800 m2, năm 2000 anh đã thiết kế và trồng hơn 600 gốc cây cà phê, nhận thấy hiệu quả từ việc trồng cây cà phê kinh tế mang lại thấp, chi phí đầu tư ngày càng cao. Không chịu thất bại, năm 2006 anh mạnh dạn trồng thử nghiệm xen canh hơn 100 gốc hồ tiêu vào trong vườn cây cà phê, lúc đầu chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật nên vườn cây hồ tiêu phát triển chậm và sinh trưởng kém.
Rút kinh nghiệm từ việc chăm sóc lúc đầu lập nghiệp, năm 2007 anh tiếp tục trồng thêm 300 gốc tiêu vào cà phê. Và có thể nói trong 4 năm kể từ năm 2007- 2010 đến nay không phụ công chăm bón khi sản lượng hồ tiêu xen canh cây cà phê luôn cho giá trị và sản lượng cao, cây sinh trưởng nhanh, sức đề kháng mạnh và giảm được nhiều rủi ro.
Anh chia sẻ: “Trong quá trình trồng tôi thấy việc trồng cây hồ tiêu xen canh cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ bộ rễ cây cà phê mạnh nó bao trùm bộ rễ tiêu, giúp giữ được độ ẩm, về mùa mưa rút nước nhanh. Đồng thời hạn chế được các bệnh chết nhanh và vàng lá ở cây hồ tiêu”.
Nhờ mạnh dạn đầu tư, dám mạo hiểm trồng xen canh cây hồ tiêu và cà phê, trong những năm qua anh đã mạnh dạn làm đơn vay vốn để phát triển mô hình xen canh. Năm 2014 được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương anh làm đơn vay vốn từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai với số tiền 200 triệu đồng để tiếp tục trồng hồ tiêu xen canh trong vườn cà phê.
Hiện nay, với diện tích 7.800 m2 trồng ban đầu hơn 600 gốc cây cà phê và hơn 1.000 gốc cây hồ tiêu, mỗi năm sản lượng cà phê cho đến hơn 5 tấn, tính ra giá thị trường 40.000 đồng/kg cũng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Riêng cây hồ tiêu cho sản lượng hơn 1,3 tấn, tính giá thị trường cũng cho thu nhập hơn 250 triệu đồng.
Việc mạnh dạn đầu tư trồng xen canh cây hồ tiêu vào vườn cây cà phê trong những năm qua đã mang lại thu nhập cao, con cái có điều kiện được cắp sách đến trường, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Có thể nói mô hình trồng cây hồ tiêu vào vườn cây cà phê là một ý tưởng hay thông qua mô hình này trong những năm qua có rất nhiều hộ nông dân xã nhà lựa chọn trồng thử nghiệm và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Cây việt quất đã được chứng minh rất có lợi cho não và mới đây các nhà khoa học Canada cho biết loại quả này còn tốt đối với tim do có tác dụng làm giảm lượng cholesterol.

Bao bọc xung quanh khu đồng cỏ của xã miền núi Khả Phong (Kim Bảng – Hà Nam) là núi đá cằn cỗi, đất đồng chiêm trũng, cây lúa sống còn chật vật. Không ai có thể ngờ nơi đây lại xuất hiện một khu nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh cho lợi nhuận kinh tế cao

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.

Hôm qua (8/6), tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng chủ trì hội thảo “Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.