Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trồng Cây Hồ Tiêu Xen Canh Cây Cà Phê

Với sự tìm tòi và luôn mạnh dạn trồng và xen canh nhiều loại cây trồng cho giá trị kinh tế, đến nay có thể nói mô hình trồng cây hồ tiêu xen canh cây cà phê của hộ nông dân Lê Lộc, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã mang lại giá trị kinh tế cao và thu nhập bình quân hàng năm từ 250 triệu đồng đến 350 triệu đồng.
Vốn sinh ra trên dải đất miền Trung quanh năm thiên tai hạn hán, gia đình đông anh em, kinh tế chỉ trông vào mấy sào ruộng. Năm 1985 chàng thanh niên rời bỏ mảnh đất Thừa Thiên Huế quyết định lên Tây Nguyên lập nghiệp và anh đã chọn mảnh đất Chư Sê là điểm dừng chân.
Với diện tích 7.800 m2, năm 2000 anh đã thiết kế và trồng hơn 600 gốc cây cà phê, nhận thấy hiệu quả từ việc trồng cây cà phê kinh tế mang lại thấp, chi phí đầu tư ngày càng cao. Không chịu thất bại, năm 2006 anh mạnh dạn trồng thử nghiệm xen canh hơn 100 gốc hồ tiêu vào trong vườn cây cà phê, lúc đầu chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật nên vườn cây hồ tiêu phát triển chậm và sinh trưởng kém.
Rút kinh nghiệm từ việc chăm sóc lúc đầu lập nghiệp, năm 2007 anh tiếp tục trồng thêm 300 gốc tiêu vào cà phê. Và có thể nói trong 4 năm kể từ năm 2007- 2010 đến nay không phụ công chăm bón khi sản lượng hồ tiêu xen canh cây cà phê luôn cho giá trị và sản lượng cao, cây sinh trưởng nhanh, sức đề kháng mạnh và giảm được nhiều rủi ro.
Anh chia sẻ: “Trong quá trình trồng tôi thấy việc trồng cây hồ tiêu xen canh cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ bộ rễ cây cà phê mạnh nó bao trùm bộ rễ tiêu, giúp giữ được độ ẩm, về mùa mưa rút nước nhanh. Đồng thời hạn chế được các bệnh chết nhanh và vàng lá ở cây hồ tiêu”.
Nhờ mạnh dạn đầu tư, dám mạo hiểm trồng xen canh cây hồ tiêu và cà phê, trong những năm qua anh đã mạnh dạn làm đơn vay vốn để phát triển mô hình xen canh. Năm 2014 được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương anh làm đơn vay vốn từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai với số tiền 200 triệu đồng để tiếp tục trồng hồ tiêu xen canh trong vườn cà phê.
Hiện nay, với diện tích 7.800 m2 trồng ban đầu hơn 600 gốc cây cà phê và hơn 1.000 gốc cây hồ tiêu, mỗi năm sản lượng cà phê cho đến hơn 5 tấn, tính ra giá thị trường 40.000 đồng/kg cũng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Riêng cây hồ tiêu cho sản lượng hơn 1,3 tấn, tính giá thị trường cũng cho thu nhập hơn 250 triệu đồng.
Việc mạnh dạn đầu tư trồng xen canh cây hồ tiêu vào vườn cây cà phê trong những năm qua đã mang lại thu nhập cao, con cái có điều kiện được cắp sách đến trường, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Có thể nói mô hình trồng cây hồ tiêu vào vườn cây cà phê là một ý tưởng hay thông qua mô hình này trong những năm qua có rất nhiều hộ nông dân xã nhà lựa chọn trồng thử nghiệm và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đang triển khai trồng thêm 2 ha cây tam thất tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán (1 ha); thôn Ngã 3, xã Mản Thẩn (1 ha) và giao cho các nhóm hộ thực hiện. Hiện nay, việc làm giàn cơ bản đã xong, giống cây cũng đã sẵn sàng để tiến hành trồng ngay trong tháng 11 này. Ước tính kinh phí đầu tư trồng 1 ha tam thất từ 700 đến 800 triệu đồng.

Mấy năm gần đây, diện tích trồng điều ở Bình Phước bị thu hẹp do một bộ phận nông dân chặt bỏ để trồng cây công nghiệp hoặc cây ăn trái có giá trị hơn. Tuy nhiên, không ít hộ vẫn giữ vườn điều và thu nhập cao bằng cách trồng xen ca cao, cây ăn trái. Hộ chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở thôn 12, xã Long Hà (Bù Gia Mập) đã giàu lên nhờ trồng xen ca cao vào vườn điều.