Thoát Nghèo Từ Mô Hình Trang Trại

Những năm gần đây, ở xã miền núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không ít nông dân tận dụng tốt tiềm năng đất đai để đầu tư sản xuất và đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong đó có chị Huỳnh Thị Sương ở thôn Định An, thị trấn Vân Canh.
Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, chị kể: “Gia đình tôi trước đây thu nhập không quá 200.000 đồng/tháng, vốn ham lao động nhưng vẫn không thoát cảnh đói nghèo. Sau khi nhờ các cấp hội Nông dân giới thiệu và tận mắt tham quan những vườn điều, đồi chanh sum suê trĩu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng, ý chí vươn lên thoát nghèo từ mô hình trang trại đã giúp gia đình tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay”.
Quả vậy, sau đợt tham quan những mô hình làm ăn có hiệu quả, chị quyết tâm đầu tư vào kinh tế trang trại. Để biến quyết tâm thành hiện thực, chị tận dụng một số đất rẫy bỏ hoang, canh tác kém hiệu quả của làng L7, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh để đầu tư trồng 500 cây điều. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, dưới những tán cây điều, chị trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, đậu đỗ… tùy theo từng thời vụ trong năm, thu nhập từ các loại cây hoa màu cũng đủ nuôi sống gia đình và tích lũy được ít vốn để đầu tư sản xuất. Từ hiệu quả bước đầu, chị vay 9 triệu đồng từ nguồn vốn của quỹ Hỗ trợ nông dân, mượn thêm anh chị trong gia đình 20 triệu đồng để đầu tư trồng 300 gốc chanh.
Nhờ đầu tư đúng hướng, đúng quy trình kỹ thuật, trong vụ thu hoạch điều vừa qua, chị thu được 6.000 kg hạt, bán được 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, thu lãi gần 70 triệu đồng. 300 gốc chanh hàng năm cũng đem lại cho chị 20 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, chị còn đầu tư trồng 2.000 cây quế, 1.000 cây bồi lời đỏ, 50 cây xoài, 300 cây huỳnh đàn, 100 cây dó bầu… Cơ ngơi này hứa hẹn sẽ giúp cho gia đình chị có một cuộc sống sung túc.
Không chỉ làm giàu cho riêng mình, những năm qua chị Sương còn giúp đỡ cho nhiều bà con trong làng vốn, cây con giống để bà con khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và cuộc sống như: giúp 12 hộ trong làng về cách trồng chanh và hướng dẫn kỹ thuật cho 5 hộ trồng 1.000 cây bồi lời đỏ…
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù thuộc tốp đứng đầu châu Á về sản lượng thịt lợn, mật ong và đóng góp khoảng 28% trong cơ cấu GDP toàn ngành nông nghiệp, song ngành chăn nuôi nước ta vẫn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững. Tái cơ cấu sản xuất, cùng những giải pháp quyết liệt trợ giúp người chăn nuôi, là những việc cần làm ngay để nâng cao sức cạnh tranh của ngành trong xu thế hội nhập quốc tế.

Đến ngày 25/5, nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi đã cấy sạ 20.704 ha lúa hè thu, đạt 62,4% kế hoạch. Trong điều kiện trời nắng nóng, khô hạn, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các huyện, thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ cấy sạ lúa hè thu.

Bước sang năm Quý Tỵ, báo hiệu một năm làm ăn khấm khá không chỉ các cơ sở, doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu thanh long, mà còn cả nhà vườn. Đơn cử từ đầu năm đến nay, giá thanh long thu trực tiếp tại nhà vườn luôn duy trì ở mức cao, đôi lúc đạt ngưỡng 33.000 đ/kg.

Vừa qua, công ty Advanta Việt Nam phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Triệu Sơn -Thanh Hóa, tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quá mô hình trình diễn giống ngô lai đơn PAC 999 super và PAC 339 tại xã Thọ Phú, mô hình được rất nhiều người dân quan tâm và đánh giá cao.

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.