Thoát Nghèo Trên Đất Quê

Những ngày giáp Tết, đến thăm ruộng rau xanh mướt của gia đình anh Vàng Thìn Nghì, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến (Quản Bạ); chúng tôi mới cảm nhận được làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng. Trước đây, kinh tế gia đình anh rất khó khăn, do đồng lương ít ỏi nên không đủ lo bữa ăn hàng ngày và nuôi các con ăn học. Trong hoàn cảnh đó, hai vợ chồng anh luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm gì để thoát khỏi cái đói, cái nghèo ngay tại chính mảnh đất quê hương...
Năm 2005, anh Nghì làm cán bộ khuyến nông của xã Quyết Tiến, lúc đo, mới lập gia đình nên cuộc sống vô cùng khó khăn, sau nhiều lần bàn bạc với vợ, anh quyết định thôi việc ở xã về nhà đầu tư vốn để trồng rau; với số tiền tích góp của gia đình và vay thêm vốn ngân hàng, anh đầu tư cải tạo, chuyển đổi 1.000m2 đất ruộng để trồng rau.
Vừa nghiên cứu học tập cách chăm sóc rau, hoa qua sách báo, vừa rút kinh nghiệm từ thực tế; dần dần, anh đã chủ động được việc chăm sóc. Từ việc sử dụng giống rau, phân bón, nhận biết cây rau mắc những loại bệnh nào để sử dụng thuốc và khi lứa rau này vừa xuống giống thì anh đã lên kế hoạch sẵn cho vụ sau.
Sau nhiều năm vất vả, cuộc sống gia đình cũng dần ổn định. Với mong muốn mở rộng thêm diện tích trồng rau, hoa, cuối năm 2013, anh vay thêm 300 triệu đồng từ Chi nhánh Agribank huyện Quản Bạ để thuê thêm đất trồng rau. Nhờ áp dụng tốt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: chọn giống tốt, chú trọng bón nhiều phân chuồng, phân sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường; qua nhiều năm trồng rau, anh đã thành thạo kỹ thuật trồng và chăm sóc, hạn chế sâu bệnh.
Cây rau chủ lực được anh chọn đưa vào trồng là bắp cải, khoai tây, cải đông dư, cà chua và 2 năm trở lại đây, anh còn mạnh dạn trồng rau trái vụ; vì đây là những loại rau cho năng suất ổn định, thời gian thu hoạch dài, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Có thu nhập ổn định, gia đình anh Nghì đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, mua sắm đầy đủ các tiện nghi để phục vụ sinh hoạt gia đình. Cuộc sống ổn định và khấm khá, anh có điều kiện nuôi 2 con ăn học đến nơi đến chốn.
Trừ các khoản chi phí, thu nhập bình quân hàng năm của gia đình anh đạt từ 180 - 200 triệu đồng; ngoài diện tích đất của gia đình, anh thuê thêm đất của nguời dân trong thôn để mở rộng diện tích trồng rau. Những kinh nghiệm tích luỹ được, anh sẵn lòng chia sẻ, giúp bà con mở rộng diện tích trồng màu dưới chân ruộng, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ ở địa phương.
Anh Nghì tâm sự: “Những năm quyết định thôi việc ở xã về nhà lập nghiệp là cả một quá trình đấu tranh tư tưởng, vì lúc đó cuộc sống của 2 vợ chồng còn nhiều khó khăn vất vả, ruộng rau chưa được thu hoạch; tôi phải vay, mượn tiền trả ngân hàng để đáo hạn, rồi lại vay để chăm sóc, mở rộng diện tích trong suốt 10 năm trời.
Biết mình có quyết tâm nên ngân hàng cũng tạo điều kiện cho vay vốn”. Sau nhiều năm, giờ đây anh đã có trên 5.000m2 đất trồng các loại rau và có thị trường cung cấp rau ổn định cho các thương lái ở thành phố Hà Giang. Không những làm giàu cho mình, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng.
Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với địa phương cùng với sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của Ngân hàng NN&PTNTđã giúp anh thành công và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Theo một số chủ doanh nghiệp (DN), trang trại, hiện nhiều DN, trang trại chăn nuôi đang chuyển hướng từ làm gia công cho các doanh nghiệp FDI sang tự chủ, thành đối tác làm ăn với họ. Các chủ DN, trang trại ngày càng quan tâm xây dựng chuỗi trong chăn nuôi nhằm tăng sức cạnh tranh.

Nhằm giúp người trồng mía có những thông tin về công tác chuẩn bị, tình hình giá cả, chính sách thu mua, cũng như những kế hoạch sản xuất trong vụ mía 2014-2015, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), xung quanh những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm hiện nay.

Đi trên cánh đồng khóm Cầu Đúc ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào những ngày này, nhìn đâu cũng thấy nụ cười của người trồng khóm. Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng khóm Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: Giá khóm tại rẫy được các thương lái thu mua dao động từ 5.500-6.300 đồng/trái (loại hơn 1kg/trái). Đây là mức giá kỷ lục từ trước đến nay.

Với hơn 74 nghìn hecta diện tích gieo sạ hằng năm nhưng hiện giờ, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn chưa có được bản quyền của một loại giống lúa siêu nguyên chủng nào; trong khi Dự án hỗ trợ phát triển giống lúa thuần mới chất lượng cao (gọi tắt là Dự án) thì triển khai cầm chừng vì “khát” vốn!