Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu

Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...
Tận dụng mọi lợi thế của địa phương, với chất đất pha cát, vàn cao phù hợp với sự phát triển của cây dưa hấu, hiện nay xã Đồng Việt có hàng trăm mô hình trồng cây rau màu cho thu nhập cao. Với tổng diện tích sản xuất cây nông nghiệp của xã là hơn 500 ha, trong đó một năm trồng 60 ha cây dưa hấu.
Thông thường các hộ dân chỉ làm nhỏ đất, thuận nước tưới, khâu phòng trừ bệnh đảm bảo thì sẽ giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dưa. Mỗi năm trên một chân ruộng người dân xã Đồng Việt trồng được từ 3 – 4 vụ. Cứ một sào dân sẽ thu hoạch được trung bình 1,3 tấn, bán với giá trung bình 5.000 đồng/kg. Thời gian đỉnh điểm lên đến 8.000 đồng/kg. Như vậy, một năm toàn xã trồng được 60 ha, sẽ thu được sản lượng từ 7.000- 8.000 tấn, đem về khoảng 35 tỷ đồng cho bà con.
Góp phần nâng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn xã. Ông Vũ Văn Kính-chủ tịch UBND xã Đồng Việt cho biết: “Do cây lúa năng suất thấp, không ăn chắc nền nhiều bà con đã chuyển sang nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt là cây dưa hấu. Định hướng phát triển cây hàng hóa ở xã Đồng Việt trong thời gian tới sẽ tiếp tục khuyến khích bà con tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả vào sản xuất để nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nhân dân”.
Bằng cách làm này, hiện nay xã Đồng Việt có hàng trăm hộ trồng thâm canh tăng vụ, có thu nhập cao từ vài chục triệu đồng đền hàng trăm triệu đồng. Điển hình là anh Trần Văn Khu, ở thôn Nam, từ một hộ khó khăn trong làng. Là người năng động, chịu khó tìm tòi cái mới, cộng sự ham học hỏi, anh Khu đã sang huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương để học hỏi cách trồng cây màu có giá trị kinh tế.
Nhận thấy cây dưa hấu ở nơi đó cho hiệu quả nên anh quyết định mua giống về trồng thử. Năm 2004, anh Khu bắt đầu đưa vào trồng và mạnh dạn với 6 sào, chỉ cấy 2 sào lúa, 2 tháng sau cho thu hoạch 1.800- 2.000 đồng/kg và anh thực sự đã tin tưởng vào hiệu quả của cây dưa hấu. Một vài năm trở lại đây gia đình anh Khu luôn duy trì trồng 3 vụ, với diện tích đấu thầu thêm 4 sào ruộng của hợp tác xã để trồng 1,2 mẫu dưa.
Trừ chi phí một sào ruộng hết 1 triệu đồng. Anh Trần Văn Khu, thôn Nam, Đồng Việt tâm sự: “Cánh đồng của thôn trước kia rất khô cằn, không nước tưới. Từ ngày đưa cây dưa hấu về chúng tôi cải tạo đất và thấy hiệu quả kinh tế rất cao, thu nhập gấp 4 -5 lần cấy lúa”.
Đến nay, gia đình anh Khu cho thu trên 100 triệu đồng/năm từ cây dưa hấu. Ngoài trồng 3 vụ dưa anh chi còn trồng thêm 1 vụ rau màu khác để tăng chất tơi xốp, tạo đất mới cho mùa vụ trồng dưa hấu tiếp theo. Cũng như gia đình anh Khu, gia đình ông Trần Văn Thanh cũng là một trong những hộ đi đầu đưa cây dưa hấu vào trồng. Với 9 sào ruộng canh tác của gia đình, ông trồng 3 sào dưa hấu. Mỗi năm trồng 4 vụ, cho thu hoạch 60 triệu đồng.
Từ thực tế trên, nhờ làm tốt công tác tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật trong công tác khuyến nông để khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả vào sản xuất. Qua đây góp phần thực hiện tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo tại xã Đồng Việt nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Chính vì vậy, từ kinh tế tự phát với vài hộ dân đến 2/3 hộ dân trong xã đã giúp Đồng Việt giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27% năm 2005 đến năm 2010 còn dưới 10%.
Có thể bạn quan tâm

Khi các phương tiện thông tin đại chúng phanh phui việc nấm kim châm nhập khẩu nhưng đóng gói mang thương hiệu Việt Nam, không đảm bảo chất lượng bày bán trên thị trường, tôi vốn là “tín đồ” của món này tức tốc gọi cho bạn là chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống lớn ở TP Hạ Long để “truy vấn” về nguồn gốc nấm mà tôi vẫn ăn.

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.

Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn hạt điều mỗi năm cho ngành chế biến nhân điều xuất khẩu. Trong khi đó, nông dân lại đang đua nhau chặt bỏ loại cây trồng chủ lực này do hiệu quả kém.

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

Sau mùa trái cây vụ tết, ông Nguyễn Văn Sơn, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, giá các loại bưởi luôn ở mức cao (nhất là bưởi da xanh), thương lái đến vườn mua bưởi da xanh loại 1 (bình quân 1,5 kg/trái) với giá 60.000 đồng/kg, loại 2 cũng lên đến 45.000 - 50.000 đồng/kg.