Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi

Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi
Ngày đăng: 16/12/2013

Đó là anh Nguyễn Minh Công, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát (Bình Định). Bắt đầu chăn nuôi heo, gà từ năm 2006, nhờ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi tại địa phương và dần tích lũy kinh nghiệm, chăn nuôi có hiệu quả.

Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.

Theo kinh nghiệm chăn nuôi của anh Công, bên cạnh yếu tố kỹ thuật, lựa chọn con giống, tiêm phòng dịch bệnh, còn là khâu vệ sinh khu vực chăn nuôi và bố trí chuồng trại hợp lý, khoa học. Định kỳ 1 đến 2 lần/tháng, anh rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại. Chất thải của vật nuôi được đưa vào hầm biogas để đảm bảo môi trường trong lành, đồng thời tăng nguồn điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Nhờ đó, đàn heo, gà của anh phát triển tốt, hầu như không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Bình quân mỗi năm, trừ chi phí về con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, anh thu lãi khoảng trên 160 triệu đồng. Nhờ đó, anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi và có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho các con. Những năm qua, anh Công liên tục được các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể địa phương biểu dương, khen thưởng nhờ tinh thần ham học hỏi, dẫn đến thành công trong chăn nuôi, nhiệt tình giúp đỡ bà con thôn xóm trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư…


Có thể bạn quan tâm

Vụ Khai Thác, Đánh Bắt Thủy Sản Chính Sau Niềm Vui Là Nỗi Lo Vụ Khai Thác, Đánh Bắt Thủy Sản Chính Sau Niềm Vui Là Nỗi Lo

Rủi ro rình rập, chi phí sản xuất tăng cao, giá cả bấp bênh hay có lúc “khát” lao động đi biển nhưng vụ khai thác, đánh bắt thủy sản chính trong năm 2014, ngư dân trong tỉnh vẫn bội thu. Có điều, “quả ngọt” ấy cũng chưa mang lại cho họ niềm vui trọn vẹn khi mà tình trạng ép giá, cửa biển bồi lấp... vẫn xảy ra.

27/10/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Thu Hoạch Dứt Điểm Hơn 130 Ha Tôm Càng Xanh Tam Nông (Đồng Tháp) Thu Hoạch Dứt Điểm Hơn 130 Ha Tôm Càng Xanh

Tính chung, 82 hộ dân ở 6 xã: Phú Thọ, Phú Thành A và B, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim thả nuôi hơn 602ha tôm càng xanh năm 2014 đã thu hoạch được tổng sản lượng trên 350 tấn tôm. Loại 30 con/kg bán giá từ 185.000 đồng - 190.000 đồng/kg, tôm càng xanh ôm trứng từ 50 - 60 con/kg bán với giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg.

27/10/2014
Hội Nông Dân Xã Hải Phúc Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản Hội Nông Dân Xã Hải Phúc Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Trồng Thủy Sản

Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

27/10/2014
Bình Định Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản Thực Hành VietGAP Bình Định Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản Thực Hành VietGAP

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.

27/10/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nguy Cơ Từ Việc Phá Vỡ Quy Hoạch Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Nguy Cơ Từ Việc Phá Vỡ Quy Hoạch

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

27/10/2014