Thịt lợn hơi của Nga được giá

Theo trang tin nông nghiệp genesus.com của Canada, mặc dù biện pháp trừng phạt đối với thực phẩm NK từ EU kéo dài thêm một năm nữa nhưng nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi lợn của Nga vẫn phát triển ổn định.
Chính phủ Nga đã áp dụng chính sách tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nhằm thay thế NK có tác động mạnh mẽ, nhiều trang trại mới vừa được xây dựng thêm, và mở rộng các trang trại hiện có.
Dự kiến trong 4 hoặc 5 năm tới số lượng trang trại, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, cơ sở giết mổ và chế biến thịt lợn sẽ tăng lên gấp đôi.
Giá thịt lợn hơi ở Nga đầu tháng 7/2015 đứng ở mức 113 rúp/kg (2,09 USD). Giá chi phí ngũ cốc cho mỗi kg thịt vào khoảng 47 rúp/kg (0,87 USD). Giả sử thức ăn đầu vào chiếm 60% chi phí chung cho các trang trại mới xây dựng theo mức lãi suất đi vay, thì chi phí sản xuất vào khoảng 79 rúp/kg (1,46 USD), lợi nhuận cho một con lợn trọng lượng hơi 120kg sẽ là 4.072 rúp (75,6 USD).
Với chi phí đầu tư xây dựng hiện tại một trang trại lợn mới xây dựng sẽ có lợi nhuận trên đầu tư đạt mức 25% mỗi năm. Tuy nhiên đối với các trang trại mới, chất lượng thịt đang trở thành một vấn đề bức xúc, nhu cầu thịt nạc tăng, trái ngược với truyền thống của Nga là ưa thịt béo, thậm chí giá tương đương thịt nạc.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thương lái đến tận vườn thu mua cam sành của nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) với giá từ 47.000 - 55.000 đồng/kg (loại 1), 35.000 - 40.000 đồng/kg (loại 2), tăng gần gấp đôi so với tháng trước.

Vừa qua, Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - Bộ Công Thương có quyết định công nhận Tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đạt tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP.

Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế.

Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Bắc (Cục BVTV - Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang đang thực hiện thí điểm mô hình tổ dịch vụ BVTV trên lúa tại xã Thường Thắng (Hiệp Hòa) và xã Tăng Tiến (Việt Yên).

Đó là lời chia sẻ của anh Nông Văn Chính, chủ cở sở sản xuất miến dong Chính-Tuyển ở thôn Lủng Vạng, xã Côn Minh (Na Rì), khi được hỏi về bí quyết đem lại sự thành công trong sản xuất miến dong với doanh thu mỗi năm mấy tỷ đồng.