Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa
Ngày đăng: 06/10/2015

Xưởng sản xuất của Công ty CP Sông Việt tại xã Hải Bình đìu hiu do không đủ nguyên liệu vận hành.

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

Theo đó, hoạt động chế biến thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Gần đây, tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp chế biến hải sản ở Tĩnh Gia.

Theo chân một cán bộ xã Hải Bình, chúng tôi tìm đến nhà máy chế biến bột cá của Công ty CP Sông Việt đóng tại khu vực cảng cá Lạch Bạng.

Một khung cảnh vắng lặng đìu hiu bao trùm lên nhà máy từng chế biến 200 tấn bột cá mỗi ngày này. Anh Lê Anh Tiến, giám đốc nhà máy, cho biết: Từ đầu năm 2015 đến nay, nguyên liệu đầu vào thiếu hụt.

Thời điểm hiện tại, nhà máy chỉ thu mua được trung bình từ 20 đến 30 tấn cá tươi/ngày khiến hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động kéo dài. Những hôm có nguyên liệu, nhà máy cũng chỉ hoạt động được khoảng 10% công suất.

Thực trạng trên đang khiến công ty lâm vào cảnh khó khăn chưa từng thấy, kéo theo hàng loạt hệ lụy. Đầu tiên là việc làm của 50 công nhân bị gián đoạn, thu nhập đang từ chỗ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng thì mấy tháng qua chỉ còn hơn 1 triệu đồng/người/tháng.

Việc hoạt động cầm chừng, không đủ đơn hàng khiến doanh thu của công ty giảm mạnh, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì tương lai của doanh nghiệp chưa biết sẽ như thế nào?

Cùng trong khu vực cảng cá Lạch Bạng huyện Tĩnh Gia, nhiều công ty, cơ sở chế biến hải sản lớn khác cũng trong tình cảnh tương tự.

Đáng nói nhất là Công ty CP Thương mại vận tải và chế biến hải sản Long Hải với các sản phẩm chả cá, bột cá, cá phi - lê xuất khẩu sang Nhật Bản, nhiều nước châu Âu, nay cũng hoạt động không hết công suất.

Một doanh nghiệp lớn khác là nhà máy chế biến thủy sản của Công ty CP Thủy sản Ngọc Sơn nhiều thời điểm phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu.

Không chỉ có các doanh nghiệp lớn, hàng nghìn cơ sở chế biến tư nhân ở các xã Hải Thanh, Hải Bình... cũng thiếu nguyên liệu đầu vào.

Để tìm hiểu vấn đề quy hoạch nguồn nguyên liệu đầu vào và phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản, chúng tôi đã làm việc với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tĩnh Gia.

Được biết trên địa bàn huyện hiện có 45 doanh nghiệp và gần 400 cơ sở tư nhân chuyên thu mua, chế biến hải sản.

Sản phẩm của nhiều doanh nghiệp đã đạt các tiêu chuẩn khắt khe nhất để có thể xuất khẩu vào thị trường EU, Hoa Kỳ, một số nước phát triển ở châu Á.

Hàng hóa hải sản chất lượng cao như sứa khô, chả cá surimi, cá hấp, mực khô lột da... được xuất khẩu với tổng giá trị khoảng 15 triệu USD mỗi năm.

Nhiều mặt hàng hải sản thành phẩm khác, trong đó có nước mắm Do Xuyên - Ba Làng được đăng ký sở hữu, nhãn hiệu hàng hóa... Tổng nhu cầu hải sản đầu vào mỗi năm của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến này khoảng 200.000 tấn.

Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có hơn 100 tàu thuyền làm dịch vụ hậu cần nghề cá, chuyên thu mua hải sản trên biển về nhập cho các cơ sở chế biến trong huyện.

Tuy nhiên, sản lượng thu mua của các phương tiện hậu cần này mỗi năm cũng chỉ đáp ứng được khoảng 100.000 tấn, bằng 50% nhu cầu

. Nếu tính cả sản lượng khai thác trên biển (khoảng 26.000 tấn/năm) và sản lượng thủy sản nuôi trồng trong huyện (khoảng 4.000 tấn/năm) thì mỗi năm huyện Tĩnh Gia cũng thiếu 70.000 tấn hải sản phục vụ công tác chế biến.

Rõ ràng, công tác quy hoạch giữa sản lượng nguyên liệu đầu vào và năng lực chế biến của huyện Tĩnh Gia đang có sự mất cân đối, cần phải điều chỉnh cho hợp lý.

Thời gian gần đây, một vấn đề khác nảy sinh là các cửa lạch, bến cá, cảng cá trên địa bàn huyện đang bị bồi cạn, làm cản trở trong hoạt động thu mua hải sản của các tàu thuyền lớn khiến nhiều tàu thuyền phải đi nơi khác cập bờ hoặc bán nguồn hải sản khai thác được ngay trên biển cho các tàu thu mua ở nơi khác.

Vì vậy, nếu các ngành chức năng hỗ trợ huyện trong việc nạo vét, luồng lạch cho tàu thuyền vào các bến trên địa bàn, sẽ góp phần quan trọng “khơi thông” đầu vào cho chế biến thủy sản ở Tĩnh Gia.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Để Trái Vải Việt Nam Sớm Thâm Nhập Thị Trường Australia Hỗ Trợ Để Trái Vải Việt Nam Sớm Thâm Nhập Thị Trường Australia

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Chính phủ nước này đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để trái vải Việt Nam sớm được nhập khẩu vào thị trường này.

28/09/2014
Phát Hiện Lô Hàng Nhập Lậu 59 Chiếc Ngà Nghi Là Ngà Voi Châu Phi Phát Hiện Lô Hàng Nhập Lậu 59 Chiếc Ngà Nghi Là Ngà Voi Châu Phi

Trước đó, ngày 22-9, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tiến hành kiểm tra lô hàng nhập khẩu từ châu Phi về Việt Nam phát hiện 59 chiếc ngà nghi là ngà voi, được quấn xung quanh bang giấy bạc với tổng trọng lượng là 40kg. Chi cục đã lập biên bản chứng nhận và tiếp tục xác minh, điều tra.

28/09/2014
Chuỗi Liên Kết Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Sẽ Bắt Đầu Từ Vụ Lúa Đông Xuân 2014 – 2015 Chuỗi Liên Kết Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Sẽ Bắt Đầu Từ Vụ Lúa Đông Xuân 2014 – 2015

Dự án Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao tại Đức Linh, Tánh Linh của Công Ty TNHH SX & TM Đại Nhật Phát đang trong giai đoạn trình UBND tỉnh phê duyệt, sau đó mới đăng ký để Trung ương chấp thuận thực hiện. Hiện tại, mô hình này đang tạo sự háo hức cho dân trồng lúa ở 2 vùng trên.

29/09/2014
Thương Hiệu Cho Gạo Việt Nam Ai Làm Và Làm Sao? Thương Hiệu Cho Gạo Việt Nam Ai Làm Và Làm Sao?

Hàng thập kỷ xuất khẩu ở top đầu thế giới về sản lượng nhưng gạo Việt Nam vẫn đa phần hiện diện trong các hợp đồng chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có giá trị thấp.

29/09/2014
Xác Minh Thông Tin Brazil Tạm Ngừng Nhập Khẩu Thủy Sản Việt Nam Xác Minh Thông Tin Brazil Tạm Ngừng Nhập Khẩu Thủy Sản Việt Nam

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) vừa có văn bản số 1853 /QLCL-CL1 về lệnh tạm thời đình chỉ NK thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam vào Brazil.

29/09/2014