Thiết thực dự án trợ vốn nuôi trăn

Giữa năm 2014, nhận được 1,5 triệu đồng từ dự án nuôi trăn của Hội Chữ thập đỏ TP Cà Mau hỗ trợ cho gia đình, cán bộ, hội viên gặp khó khăn mượn vốn cải thiện thu nhập, anh Lê Văn Mãnh, ấp 2, xã An Xuyên mạnh dạn làm chuồng mua 3 con trăn nuôi.
Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật chăm sóc, từ 100 g/mỗi con trăn giống, sau 18 tháng thả nuôi, mỗi con trăn của gia đình anh Mãnh có trọng lượng khoảng 20kg.
Trăn của anh Lê Văn Mãnh có trọng lượng khoảng 20 kg/con.
Theo anh Mãnh, nuôi trăn khó nhất là lúc còn nhỏ, người nuôi phải thuần phục chúng bằng cách vuốt ve.
Lúc trăn nhỏ thì nuôi trong lồng và cho ăn chuột nhỏ, lớn hơn thì cho ăn gà con, vịt con.
Khi trăn lớn phải nuôi trong chuồng chắc chắn, cho trăn ăn vịt, chuột cống.
Ðể tiết kiệm chi phí nuôi trăn, người nuôi bẫy chuột, cho ăn cá phi, nuôi vịt, gà cho trăn ăn.
Anh Lê Văn Mãnh bộc bạch: “Nuôi trăn nhàn hơn so với nuôi gia súc, gia cầm, vì khoảng 1 tuần hoặc nửa tháng mới cho chúng ăn 1 lần.
Khi tắm, chỉ cần đem trăn thả xuống sông, tắm xong, chúng tự bò lên bờ nằm sưởi nắng, chủ đem trăn bỏ vô chuồng.
Ðây là nghề làm chơi ăn thiệt, trăn từ 4 - 6 kg/con, giá 170.000 đồng/kg; từ 18 - 20 kg/con, giá 190.000 đồng/kg; từ 25 - 30 kg/con, giá 280.000 đồng/kg; còn trăn 40kg giá khoảng 10 triệu đồng/con.
Theo đà này, sau khi trả vốn và trăn giống cho Hội Chữ thập đỏ TP Cà Mau, tôi sẽ tái đầu tư nuôi trăn quy mô lớn hơn”.
Cùng nhận được tiền trợ vốn nuôi trăn, anh Phạm Út Nhỏ, ấp 2, xã An Xuyên, cho biết: “Khi nhận được 1,5 triệu đồng, tôi mua 4 con trăn giống và đóng chuồng nuôi.
Nghề nuôi trăn này, nếu nắm được kỹ thuật chăm sóc thì người nuôi sẽ có lãi”.
Toàn xã An Xuyên có 10 hội viên được nhận trợ vốn nuôi trăn với tổng số tiền 15 triệu đồng.
“Theo thoả thuận, sau 24 tháng, những hộ này sẽ hoàn lại vốn và 2 trăn giống.
Trong quá trình nuôi do chưa được tập huấn kỹ thuật, một số hộ nuôi tự tìm hiểu kỹ thuật áp dụng nuôi nên có hao hụt.
Tuy nhiên, về cơ bản dự án nuôi trăn rất thiết thực, hứa hẹn sẽ cải thiện thu nhập cho những hộ được hỗ trợ vốn”, ông Phan Văn Vuông, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã An Xuyên, nhận định.
Hy vọng rằng trong thời gian tới dự án này sẽ được nhân rộng trong toàn thành phố, đồng thời hội sẽ phố hợp với ngành chuyên môn hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi cho những hộ được hỗ trợ vốn.
Qua đó, nhằm giúp cho các hộ nghèo trên địa bàn xã An Xuyên nói riêng và TP Cà Mau nói chung ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi cá bống tượng ở xã Tân Thành, TP Cà Mau đang phát triển mạnh, nhiều hộ nuôi thành công và đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình giúp nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình, đồng thời đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi địa phương.

Tuy giờ không phải mùa nho nhưng du khách đến Ninh Thuận những tháng cuối năm muốn lưu lại bức ảnh đẹp với vườn nho sai trĩu quả vẫn có thể tìm đến một địa chỉ: Vườn nho Ba Mọi (thôn Hiệp Hòa, Phước Thuận, Ninh Phước).

“Tôi cũng gặp và ứng phó với nhiều loại thời tiết thất thường rồi nhưng đến năm nay với thời tiết như thế này thì chịu hẳn, trông chờ gì vào hoa Tết nữa!”, bà Thắng (62 tuổi) - một người có kinh nghiệm thâm niên trồng hoa ly Tây Tựu buồn rầu chia sẻ.

Một số doanh nghiệp (DN) tại chợ đầu mối Bà Đắc (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết gạo Campuchia đang được nhiều người tiêu dùng phía Nam ưa chuộng...

Khoai lang tím Nhật rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, dao động từ 800.000-900.000 đồng/tạ (60kg). Có thương lái trả 1 triệu đồng/tạ nhưng nông dân không còn khoai để bán.