Thiên ưu 8 trên cánh đồng lớn

Thiên ưu 8 được huyện Hải Lăng đưa vào SX trong vụ ĐX 2014-2015 và HT 2015, là giống lúa có khả năng thâm canh cho năng suất, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với nhiều chân đất, có thể thay thế giống chủ lực hiện đang được bà con nông dân gieo trồng.
Vụ HT 2015, huyện Hải Lăng khuyến khích bà con nông dân đưa giống lúa Thiên ưu 8 vào SX trên cánh đồng lớn, diện tích hơn 200 ha, tập trung tại các xã Hải Sơn, Hải Lâm và Hải Thượng.
Việc thực hiện cánh đồng lớn nhận được sự đồng thuận của các cấp chính quyền và bà con. Qua vụ HT 2015, mặc dù thời tiết phức tạp, nhưng giống Thiên ưu 8 được đánh giá là giống có tiềm năng, nhiễm nhẹ sâu bệnh, chất lượng gạo ngon, thích nghi được nhiều chân đất.
Ông Lê Hữu Cương ở HTX Hà Lộc, xã Hải Sơn rất phấn khởi khi xuống đồng thu hoạch gần 1 ha lúa giống Thiên ưu 8.
Ông cho biết, giống lúa này có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt và cho năng suất cao hơn nhiều giống lúa đang trồng, 1 bông lúa ước trên 250 hạt, hạt to và mẩy, màu vàng sáng, chất lượng gạo ngon, độ dẻo trung bình nhưng có vị đậm.
Nhờ tích cực đối phó với hạn, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, thường xuyên kiểm tra đồng áng, dự báo đối tượng sâu bệnh kịp thời nên Thiên ưu 8 ở Hải Lăng cho năng suất ước đạt 70,4 tạ/ha, cao hơn các giống khác gần 14 tạ/ha.
Ông Dương Viết Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Hải Lăng cho biết, trong quá trình triển khai mô hình cánh đồng lớn, Phòng NN-PTNT đã phối hợp với các HTX hỗ trợ rất nhiều cho nông dân như tổ chức tập huấn cho bà con hiểu rõ về đặc điểm giống lúa mới và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, áp dụng các biện pháp thâm canh, phòng trừ sâu bệnh.
Qua đó đã giúp cho nông dân nâng cao kiến thức về kỹ thuật SX thâm canh từ khâu chuẩn bị đất, gieo trồng, chăm sóc, phát hiện và phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính.
Nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn SX giống lúa Thiên ưu 8 còn được huyện hỗ trợ 50% giống lúa và thuốc BVTV, hỗ trợ một phần tiền mua máy sạ hàng và được chỉ đạo SX cùng một thời gian nên đồng đều về tiến độ SX và chất lượng, đã góp phần làm giảm đáng kể chi phí và nâng hiệu quả SX.
Ông Nguyễn Giáp, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, cánh đồng lớn giống lúa Thiên ưu 8 cùng biện pháp canh tác “1 phải 5 giảm” cho chênh lệch lợi nhuận đạt gần 29 triệu đồng/ha, so với ruộng khác là 20,7 triệu đồng/ha.
Ông Giáp đề nghị Cty CP Giống cây trồng Trung ương thống nhất với các HTX để thu mua lúa đúng tiến độ cho nông dân, giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch.
Thiên ưu 8 là giống lúa chất lượng, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu một số sâu bệnh, khả năng thích ứng nhiều vùng sinh thái nên đề nghị các địa phương quy hoạch, lựa chọn vùng đất ruộng phù hợp để đưa vào SX cánh đồng lớn. Đề nghị Sở NN-PTNT đưa giống lúa Thiên ưu 8 vào cơ cấu giống chính thức của tỉnh.
Ông Trần Thanh Hiền, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị đánh giá mô hình giống lúa chất lượng Thiên ưu 8 trên cánh đồng lớn ở Hải Lăng trong vụ HT 2015 đã thu được thành công.
Để mô hình này tiếp tục nhân rộng, huyện cần tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, đồng thời từng bước nâng cao năng lực toàn diện cho cán bộ HTX như năng lực quản lý, năng lực đàm phán thương mại để tổ chức này có thể làm đại diện cho nông dân thực hiện liên kết trong chuỗi liên kết “4 nhà” phát triển SX nông nghiệp bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền và nông dân huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) đã bắt đầu hình thành những vùng chuyên canh, xen canh giữa cây lúa và ngô (bắp) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đến nay, cây ngô đã trở thành cây trồng chủ lực tại đây, với năng suất lên đến 13, 14 tấn/ha, mở hướng phát triển bền vững cho việc tái cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện.

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng đất thấp trũng (Tây sông Hậu) của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình trồng tiêu trên đất vườn của huyện Giồng Riềng được nhiều nông dân quan tâm đầu tư nhân rộng. Điểm đặc trưng nổi bật của mô hình trồng tiêu trong huyện là trồng trên đất liếp vườn dùng cây tràm sống làm trụ.

Mùa rộ trái cây ĐBSCL thường “đụng hàng” mùa thu hoạch tập trung ở miền Đông, Tây Nguyên và miền Bắc, nên lượng cung ra thị trường khá lớn gây khủng hoảng thừa, rớt giá. Do vậy, việc điều chỉnh mùa vụ, sản lượng trái cây đáp ứng nhu cầu thị trường là vấn đề rất cần thiết.

Sả là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, chịu hạn tốt, chi phí đầu tư ít, chỉ 6 tháng đầu năm 2014 diện tích sả tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã tăng thêm gần 100 ha. Tính đến nay, Tân Phú Đông có gần 600 ha sả, tăng gần 200 ha so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Tân...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,33 triệu tấn bắp, nhiều hơn tổng lượng bắp nhập khẩu của cả năm 2013. Nguyên nhân là do giá bắp trên thế giới trong những tháng qua xuống thấp nên doanh nghiệp nhập về để dự trữ cho những tháng tiếp theo.