Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.
Do giá bán ổn định (dao động từ 110.000 – 136.000 đ/kg đối với lươn có trọng lượng trên 200 gram/con) và ít tốn chi phí đầu tư nên nhiều hộ gia đình ở thị xã Tân Châu đã có thêm nguồn thu nhập trong việc thực hiện mô hình nuôi lươn thương phẩm.
Điển hình là hộ anh Trần Văn Dư ngụ tạo ấp Tân Lập, xã Tân An, thị xã Tân Châu. Nhờ nuôi lươn có hiệu quả mà anh Dư đã sửa căn nhà cũ của mình thành căn nhà mới khang trang trong năm 2014. Anh Dư khi tâm sự: “Do có ít đất sản xuất nên trước đây kinh tế gia đình luôn gặp khó khăn. Nhờ nuôi lươn mà gia đình tôi đã không còn phải đi làm thuê kiếm sống như trước”. Hiện anh Dư có 12 bể nuôi lươn với diện tích khoảng 150 m2.
Mô hình nuôi lươn ở thị xã Tân Châu phát triển ngoài nguyên nhân là do nông dân cần cù, năng động áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào thực tế thì việc quan tâm khuyến cáo và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của chính quyền địa phương và của đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển mô hình nuôi lươn thương phẩm.
Trong năm 2014, phòng Kinh tế thị xã đã xây dựng 02 điểm trình diễn nuôi lươn với mật độ cao là 200 con/m2 và áp dụng biện pháp kỹ thuật thay thế bùn đất bằng vĩ tre để làm giá thể cho lươn trú ẩn. Sau 8 tháng, lợi nhuận thu được từ mô hình là 9.077.000 đồng trên diện tích là 10 m2. Mô hình này đã được nhiều nông dân đến học tập kinh nghiệm và áp dụng.
Trạm Khuyến nông thị xã cũng xây dựng 01 điểm trình diễn nuôi lươn mật độ cao từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và có phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản của tỉnh tổ chức 01 lớp tập huấn “Phòng trị bệnh cho lươn đồng bằng thảo dược” do TS Lý Thị Thanh Loan - nguyên là chuyên gia về bệnh học thủy sản của Viện Nguyên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2- thực hiện. Ngoài ra, Trạm còn tổ chức cho các hộ nuôi lươn đi tham quan các mô hình nuôi lươn ở địa phương khác để học tập thêm những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Nhờ các hoạt động khuyến nông trên nên mô hình nuôi lươn ở thị xã Tân Châu được duy trì và phát triển về năng suất và chất lượng. Để mô hình này được phát triển ổn định và bền vững thiết nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa của các ngành, các cấp về thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; các nhà máy chế biến có thể sản xuất thêm các mặt hàng đông lạnh từ lươn để cung cấp cho các siêu thị ở các thành phố lớn; các quán ăn, nhà hàng cần có sự quan tâm chế biến lươn thành các món ăn mang đậm chất Nam bộ của vùng miền sông nước Cửu Long để quảng bá đến khách du lịch trong nước và khách quốc tế thưởng thức.
Có thể bạn quan tâm

Trong hai ngày qua, có trên 200 lượt người dân tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Dự, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau để xem cá sấu dài 2,2m, nặng gần 50kg, được anh Dự bắt trong vuông nuôi tôm của hộ gia đình.

Ngày 13.8, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản số 174/TB-UBND thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng tại cuộc họp giải quyết vướng mắc trong việc giao đất cho Công ty cổ phần Thủy sản Việt - Úc.

Tiền Giang hiện có 83.083,37ha diện tích canh tác lúa. Năng suất lúa bình quân là 5,933 tấn/ha. Tình trạng độc canh cây lúa sản xuất liên tục 3 vụ/năm trong nhiều năm qua ở những vùng trọng điểm sản xuất lương thực đã trở thành tập quán của nông dân, nếu không có biện pháp quản lý thì khả năng tầng canh tác ngày một cạn kiệt dưỡng chất, sinh ra nhiều độc chất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng về sau.

Ngày 16-8, tại TP Nha Trang, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo phát triển tôm hùm bền vững tại các tỉnh miền Trung. Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, nếu không có một chương trình tổng thể cho nghề tôm hùm, nghề này sẽ mất dần vị thế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng chục ngàn hộ dân.

Quảng Ngãi sở hữu đội tàu đánh bắt cá hùng hậu vào loại nhất miền Trung. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt hải sản luôn đi kèm với những rủi ro, tai nạn thường trực. Việc Nghị định 67 của Chính phủ triển khai có nhiều ưu đãi khi tham gia bảo hiểm cho tàu đánh bắt trên biển đã tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân an tâm bám biển, giữ vững ngư trường truyền thống. Nhiều lợi ích hướng đến ngư dân