Thị Xã Bến Cát (Bình Dương) Xuất Hiện Rệp Vảy Hại Cây Cao Su

Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.
Qua điều tra đã phát hiện khoảng 75 ha cao su nhiễm rệp vảy, mức độ gây hại nặng, tập trung chủ yếu ở khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát. Rệp vảy xuất hiện và gây hại trên cả diện tích cao su vườn ươm, vườn nhân, kiến thiết cơ bản và thời kỳ đang khai thác.
Để chủ động phát hiện, phòng trừ, ngăn chặn sự lây lan của rệp vảy hại cao su, Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng khuyến cáo bà con nông dân cần phải thường xuyên thăm đồng kiểm tra vườn cây, nếu thấy sự xuất hiện dù ở mật độ thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sinh trưởng rất nhanh; cần cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán lá để vườn cây được thông thoáng, dùng máy bơm áp lực mạnh phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo độ ẩm trên cây làm giảm mật độ rệp, dùng các thuốc hóa học để diệt lứa rệp non mới nở.
Theo dự báo của Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng, rệp vảy có thể lây lan rất nhanh sang nhiều địa bàn lân cận.
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh nhấn mạnh từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2000, ngành kinh tế mắc ca đã manh nha hình thành khi giá trị kinh tế loại cây trồng được mệnh danh “hoàng hậu của các loại hạt khô” không hề nhỏ.

Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.

Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.