Thị Xã Bến Cát (Bình Dương) Xuất Hiện Rệp Vảy Hại Cây Cao Su

Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.
Qua điều tra đã phát hiện khoảng 75 ha cao su nhiễm rệp vảy, mức độ gây hại nặng, tập trung chủ yếu ở khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát. Rệp vảy xuất hiện và gây hại trên cả diện tích cao su vườn ươm, vườn nhân, kiến thiết cơ bản và thời kỳ đang khai thác.
Để chủ động phát hiện, phòng trừ, ngăn chặn sự lây lan của rệp vảy hại cao su, Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng khuyến cáo bà con nông dân cần phải thường xuyên thăm đồng kiểm tra vườn cây, nếu thấy sự xuất hiện dù ở mật độ thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sinh trưởng rất nhanh; cần cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán lá để vườn cây được thông thoáng, dùng máy bơm áp lực mạnh phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo độ ẩm trên cây làm giảm mật độ rệp, dùng các thuốc hóa học để diệt lứa rệp non mới nở.
Theo dự báo của Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng, rệp vảy có thể lây lan rất nhanh sang nhiều địa bàn lân cận.
Có thể bạn quan tâm

Chủ động trồng cỏ, bắp, v.v... và dự trữ thức ăn, ủ urê hoặc ủ chua, bổ sung dưỡng chất, khoáng chất, vitamin vào thức ăn. Trung bình mỗi con trâu, bò cần có 1-2 tấn thức ăn dự trữ sẵn cho mùa lạnh.

Cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Những năm qua, nghề câu cá ngừ phát triển đã tạo cho hàng chục ngàn người dân biển 3 tỉnh miền Trung có nguồn thu nhập khá, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống hàng ngày.

Những năm gần đây, hình ảnh những đàn bồ câu tung bay trắng trời không đơn thuần chỉ là biểu trưng cho nét đẹp yên bình, mà còn minh họa cho mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.