Thị Xã Bến Cát (Bình Dương) Xuất Hiện Rệp Vảy Hại Cây Cao Su

Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.
Qua điều tra đã phát hiện khoảng 75 ha cao su nhiễm rệp vảy, mức độ gây hại nặng, tập trung chủ yếu ở khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát. Rệp vảy xuất hiện và gây hại trên cả diện tích cao su vườn ươm, vườn nhân, kiến thiết cơ bản và thời kỳ đang khai thác.
Để chủ động phát hiện, phòng trừ, ngăn chặn sự lây lan của rệp vảy hại cao su, Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng khuyến cáo bà con nông dân cần phải thường xuyên thăm đồng kiểm tra vườn cây, nếu thấy sự xuất hiện dù ở mật độ thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sinh trưởng rất nhanh; cần cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán lá để vườn cây được thông thoáng, dùng máy bơm áp lực mạnh phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo độ ẩm trên cây làm giảm mật độ rệp, dùng các thuốc hóa học để diệt lứa rệp non mới nở.
Theo dự báo của Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng, rệp vảy có thể lây lan rất nhanh sang nhiều địa bàn lân cận.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.

Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.