Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Rau Quả Tại TPHCM - Kiểm Soát Từ Gốc

Thị Trường Rau Quả Tại TPHCM - Kiểm Soát Từ Gốc
Ngày đăng: 19/06/2012

Sau Lâm Đồng, TPHCM vừa ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau quả an toàn với 3 tỉnh Tiền Giang, Long An và Tây Ninh. Đây là 4 địa phương có nguồn cung lớn nhất cho TPHCM, chiếm hơn 50% sản lượng rau quả các tỉnh. Có thể nói, ngành nông nghiệp đã có bước dài trong việc tiến tới kiểm soát chất lượng rau quả trên thị trường TPHCM.

Hành trình 15 năm

Những năm trước, các vụ ngộ độc cấp tính từ rau, quả, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong quá trình sản xuất, đã đặt ra cho Sở NN-PTNT TPHCM vấn đề là, phải làm thể nào để có thể kiểm soát được chất lượng rau quả tiêu thụ tại TP - với hơn nửa triệu tấn mỗi năm nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân.

Có thể nói, khoảng thời gian 15 năm tìm tòi, cùng với nhà khoa học xác định hướng đi cho chương trình sản xuất rau an toàn (AT) tại TPHCM đến nay đã có những thành quả phấn khởi. Hiện nay, trong số 750.000 tấn rau quả các loại tiêu thụ mỗi năm, khu vực ngoại thành và quận ven TP cung cấp 250.000 – 285.000 tấn. Việc ra đời các tổ và hợp tác xã rau AT ở những địa bàn trọng điểm về trồng rau ở ngoại thành là những mô hình việc sản xuất rau AT và được nhân rộng ở người nông dân thời gian qua.

Theo ông Nguyễn Văn Đức Tiến, Chi cục trưởng Chi cục BVTV TPHCM, trong số 2.800 ha diện tích trồng rau ở các huyện và quận ven với sự tham gia của gần 5.000 hộ nông dân, về cơ bản đã xác định được đủ điều kiện về đất và nước trong sản xuất rau AT. Việc giám sát, kiểm tra lượng rau tại chỗ cũng như việc kiểm tra tại các chợ đầu mối hay việc liên kết của những nhà bán lẻ lớn như hệ thống các siêu thị đã dần dần phát huy hiệu quả trong việc giúp thay đổi dần tập quán sản xuất người dân trồng rau quả. Qua con số kiểm tra định kỳ và đột xuất những năm qua, số mẫu rau quả vượt ngưỡng về dư lượng thuốc BVTV thuộc nhóm lân hữu cơ và carbamate ở TPHCM chiếm tỷ lệ rất thấp. 6 tháng đầu năm 2012 con số này chiếm tỷ lệ khoảng 1% số mẫu kiểm tra.

Từ sự đơn lẻ về sản xuất rau AT ở TPHCM lúc ban đầu, nhiều năm qua, lần lượt các tỉnh thành khác cũng thực sự vào cuộc vụ nhằm bảo vệ sức khỏe người dân. Và đó cũng là cơ sở cho việc liên kết giữa TPHCM với các tỉnh trong việc phối hợp kiểm tra chất lượng rau cung cấp cho thị trường.

80% lượng rau được kiểm soát

Bài học từ việc liên kết kiểm tra từ gốc với tỉnh Lâm Đồng thời gian qua đã làm giảm bớt áp lực kiểm tra tại các chợ đầu mối tại TPHCM, tạo sự khác biệt lớn giữa sản phẩm kiểm tra tận gốc so với kiểm tra tại ngọn. Những sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất AT được ưu tiên vào chợ đầu mối, những sản phẩm chưa có giấy chứng nhận phải có thời gian từ 1 đến 2 tiếng để lấy mẫu kiểm tra nhanh, tạo lợi thế khá lớn về giá cho rau AT.

Lãnh đạo chợ đầu mối Bình Điền, đại diện các chợ ở TPHCM cho rằng, rau quả vận chuyển vào TP, ngoài sản lượng, giá cả, vấn đề mà mọi người quan tâm nhất hiện nay là an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Nhờ có giấy chứng nhận rau quả AT giúp các chợ đầu mối giảm áp lực lấy mẫu kiểm tra nhanh khi lượng hàng vào TP trong đêm quá nhiều. Tuy nhiên, Ban quản lý chợ đầu mối cùng với Chi cục BVTV vẫn tổ chức kiểm tra đột xuất trên những lô hàng này.

Hiện nay, ngoài rau trồng tại TPHCM cung cấp khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ, 70% còn lại được cung ứng từ 12 tỉnh, thành. Trong đó, Lâm Đồng là địa phương cung cấp phần lớn, chiếm khoảng 448.000 tấn, chủ yếu là rau ôn đới, kế đến là Tiền Giang 52.000 tấn, Long An 16.000 tấn, Tây Ninh 4.600 tấn, còn lại là Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hà Nội... 4 tỉnh có lượng rau quả cung cấp lớn nhất cho TPHCM, chiếm khoảng 50% tổng lượng rau quả các nơi đưa về.

Theo ông Nguyễn Văn Đức Tiến, chương trình ký kết với 3 địa phương mới vừa thực hiện đầu tháng 6-2012, cần có thời gian để các địa phương chuẩn bị, dự kiến chương trình sẽ chính thức thực hiện vào tháng 9 tới. Như vậy về cơ bản TPHCM sẽ kiểm tra được khoảng 80% lượng rau quả tiêu thụ trên địa bàn TP.

Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM Lê Thanh Liêm cho rằng, việc TPHCM ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau quả AT với 4 tỉnh kể trên có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo ATVSTP, từng bước thực hiện chuỗi nông sản an toàn mà Thủ tướng phê duyệt để TPHCM làm thí điểm. Bài toán về ATVSTP rau quả trên địa bàn TPHCM đã được giải quyết một cách căn cơ.

Có thể bạn quan tâm

Chùm Ngây Cây Trồng Mới Chùm Ngây Cây Trồng Mới

Anh Nguyễn Xuân Giang, thôn Bãi Trại, xã Lan Giới cho biết: Sau 6 tháng trồng, 10 sào chùm ngây bắt đầu cho thu hoạch. Thu tỉa lá được 4 đợt ở những cây to, mỗi đợt bán được hơn 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, anh Giang vừa thuê thêm 5 sào ruộng để mở rộng diện tích.

26/11/2014
Quảng Nguyên, Chú Trọng Phát Triển Đàn Gia Súc Theo Hướng Hàng Hóa Quảng Nguyên, Chú Trọng Phát Triển Đàn Gia Súc Theo Hướng Hàng Hóa

Những năm qua, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai; nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Nguyên (Xín Mần) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.

19/06/2014
Lục Nam Khẩn Trương Diệt Chuột Cứu Lúa Lục Nam Khẩn Trương Diệt Chuột Cứu Lúa

Trước tình hình trên, UBND huyện Lục Nam đang chỉ đạo UBND xã Yên Sơn khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; tích cực diệt chuột, bảo vệ mùa màng tránh ảnh hưởng đến vụ sau; đồng thời cử cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, tập huấn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

26/11/2014
Vui Buồn Chuyện Thanh Long VietGAP Vui Buồn Chuyện Thanh Long VietGAP

Anh Dũng, một nông dân ở thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc) có hơn 1 ngàn trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tâm sự: Trồng thanh long theo tiêu chuẩn này chi phí sản xuất giảm rất nhiều, vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón, thanh long ít bị bệnh và năng suất ổn định hơn...

26/11/2014
Nông Dân Miền Tây Thất Thu Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Miền Tây Thất Thu Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Thu hoạch sau ông Tích để chờ giá lên, ông Phạm Văn Quắn ở xã Mỹ Long Nam cho biết vài ngày gần đây giá tôm tăng nhưng rất chậm và thấp hơn rất nhiều so với đầu vụ. Tại Trà Vinh, tôm loại 100 con giá 97.000 đồng một kg, loại 75 con giá 115.000 đồng và 50 con giá 124.000 đồng, giảm 30.000-60.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm trước.

19/06/2014