Thị trường phân bón vụ đông xuân 2015-2016 nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

Tuy nhiên, do nguồn cung dồi dào nên giá cả các loại phân bón được dự báo sẽ tương đối ổn định.
Vụ ĐX là một trong hai vụ SX nông nghiệp chính trong năm.
Theo điều kiện thời tiết khí hậu của từng khu vực, vụ ĐX thông thường xuống giống sớm nhất tại vùng ĐBSCL, sau đó vào vụ tuần tự tại các khu vực Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ rồi đến vùng ĐBSH và kết thúc tại các tỉnh phía Bắc.
Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, vụ ĐX năm nay dự kiến sẽ bắt đầu xuống giống từ tháng 11/2015 đến tháng 2/2016 và tổng nhu cầu phân bón các loại vào khoảng hơn 4 triệu tấn, trong đó phân đạm urê là 970 ngàn tấn.
Trên thị trường thế giới, theo bản tin Fertecon mới nhất, giao dịch phân bón khá trầm lắng, giá giảm ở các thị trường lớn như Nga, Ukraine, Ấn Độ, Trung Quốc…
Vào giữa tháng 10/2015, giá urê Yuzhyy đang giao dịch ở mức 240 - 245 USD/tấn Fob, giảm khoảng 10 - 15 USD/tấn Fob so với mức giữa tháng 9/2015.
Giá chào thầu urê tại Trung Quốc, Ấn Độ tiếp tục xuống thấp do nguồn cung gia tăng.
Tại Trung Quốc, giá DAP duy trì ở mức 440 - 450 USD/tấn, giá SA giao dịch quanh mức 120 USD/tấn.
Thị trường trong nước, giá phân bón cũng đang ổn định và có chiều hướng giảm nhẹ do giá thị trường thế giới hiện có xu hướng giảm đồng thời nguồn cung nội địa dồi dào do các nhà máy SX phân bón trong nước… đều đang hoạt động ổn định.
Ghi nhận tại chợ đầu mối Trần Xuân Soạn (TP.
Hồ Chí Minh) giá phân bón ổn định trong suốt những tháng qua, giá các mặt hàng urê hiện đang giao dịch ở mức 7.400 - 7.800 đ/kg.
Bón đạm Phú Mỹ cho mùa bội thu
Đại diện TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, nhà SX kinh doanh phân bón Phú Mỹ) cho biết: “Nhà máy Đạm Phú Mỹ đang được vận hành ổn định với 100% công suất thiết kế và sẽ cung ứng ra thị trường gần 400.000 tấn Đạm Phú Mỹ, đáp ứng trên 40% nhu cầu phân đạm trong vụ ĐX này.
Đồng thời, từ đầu tháng 9/2015, các lô hàng được PVFCCo nhập khẩu từ các nhà cung cấp chất lượng, uy tín tại các nước phát triển như Nga, Hàn Quốc cũng đã cập cảng làm hàng, đóng bao gồm 30.000 tấn NPK Phú Mỹ, 35.000 tấn Kali Phú Mỹ, 15.000 tấn DAP Phú Mỹ”.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, chủ đại lý phân bón Tường Dung tại An Giang cho biết: “Thị trường phân bón đang rất dồi dào về chủng loại, nguồn cung, giá cả cạnh tranh.
Hiện nay, các chủ cửa hàng đã chuẩn bị lượng hàng dồi dào để sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ phân bón của bà con nông dân trong vụ ĐX này.
Do nguồn cung đa dạng và ổn định nên các cửa hàng đều lựa chọn loại phân bón nội địa có uy tín lâu năm, được bà con tin dùng như phân bón Phú Mỹ để kinh doanh”.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi bất ngờ phát hiện virus cúm A/H5N6 nguy hiểm trên gia cầm lậu tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai và đàn chim hoang, mới đây Bộ NN-PTNT cho biết, dịch cúm H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh Nam Trung bộ. Nỗi lo xâm nhập virus cúm A/H5N6 từ gà vịt lậu đang đe dọa đàn gia cầm nuôi trong nước vào những tháng cuối năm.

Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.

Vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh Hậu Giang trồng được 12.559ha, trong đó, các giống mía chín sớm (ROC 16) chiếm khoảng 50% diện tích. Hiện tại, các ruộng mía đã có thời gian từ 8-10 tháng tuổi. Từ giữa tháng 8 đến nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã phối hợp với ngành chức năng của TX.Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp tổ chức 4 đợt đo thăm dò chữ đường (CCS) tại một số ruộng mía của người dân.

Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.