Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Phân Bón Lối Đi Riêng, Khó Khăn Chung

Thị Trường Phân Bón Lối Đi Riêng, Khó Khăn Chung
Ngày đăng: 27/06/2014

6 tháng đầu năm, giá phân bón thế giới lẫn trong nước đều có xu hướng giảm. Các đơn vị sản xuất phân đạm trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, bù chi phí cho quy định siết chặt tải trọng từ tháng 4/2014…

Giá urê giảm mạnh

6 tháng đầu năm,  nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới khá dồi dào, giá giảm, tồn kho nhiều. Giá urê chỉ còn dao động khoảng 290 - 300 USD/tấn, giảm nhiều so với mức giá 320 - 330USD/tấn thời điểm năm 2013. Các doanh nghiệp (DN) trong nước rất khó khăn khi phải cạnh tranh với urê giá rẻ từ nước ngoài. Ước tính mỗi tấn phân bón, các DN phải bù thêm 400.000 - 500.000 đồng chi phí vận chuyển.

Do phải cạnh tranh gay gắt với urê giá rẻ từ nước ngoài nên giá urê trong nước sụt giảm đáng kể. Quý I/2014, giá cao điểm của đạm Phú Mỹ dao động khoảng 8.500- 8.800 đồng/kg tại thị trường miền Bắc, quý II/2014 giảm còn khoảng 8.000 - 8.200 đồng/kg. Với đạm Ninh Bình, giá chỉ còn 8.000 đồng/kg trong quý I và giảm xuống chỉ còn 7.000 đồng/kg từ tháng 4 đến nay, chỉ xấp xỉ hoặc nhỉnh hơn một chút so với urê Trung Quốc nhưng vẫn khó tiêu thụ.

PVFCCo luôn hướng dẫn và khuyến khích bà con bón phân vừa đủ, tránh lãng phí. Đây là cách làm rất hiệu quả, vừa góp phần nâng cao kiến thức cho bà con nông dân, vừa giúp đưa nguồn phân bón chính hãng, chất lượng đến tận tay bà con, trong bối cảnh phân bón giả, kém chất lượng vẫn hoành hành.

Tìm hướng đi riêng trong khó khăn chung

Trong bối cảnh khó khăn chung, thương hiệu đạm Phú Mỹ vẫn có hướng đi riêng để khắc phục. Ông Cao Hoài Dương - Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFFCo)- cho biết: nhờ chính sách kinh doanh linh hoạt, đa dạng nên PVFCCo vẫn đứng vững trên thị trường.

Khắc phục việc tăng chi phí do siết chặt tải trọng từ tháng 4, PVFCCo đã tìm mọi cách phát huy ưu thế của hệ thống kho đầu mối, kho trung chuyển. Chính vì thế, trong bối cảnh siết chặt tải trọng, PVFCCo vẫn bảo đảm cung ứng, điều chuyển hàng kịp thời.

6 tháng đầu năm, đạm Phú Mỹ vẫn giữ vững thị phần với 25% ở khu vực miền Bắc, 70% ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, 75% khu vực Đông Nam bộ, 35% khu vực Tây Nam bộ. Ngoài urê, các sản phẩm khác của PVFCCo như NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, SA Phú Mỹ cũng đang thâm nhập, mở rộng thị phần và bước đầu chiếm được sự tin dùng của bà con nông dân.

Với mặt hàng urê, PVFFCo luôn đặt vấn đề ổn định thị trường trong nước lên hàng đầu. Nếu thị trường trong nước đã ổn định hoặc dư thừa mới tính đến chuyện xuất khẩu. Hiện năng lực sản xuất của tất cả các nhà máy trong nước đã đạt 2,3 triệu tấn. Trong khi nhu cầu cả nước chỉ 1,9-2 triệu tấn.

Dự kiến cuối tháng 8 này, khi dây chuyền số 2 của Nhà máy đạm Hà Bắc hoàn thiện, sẽ thêm 300.000 tấn, nâng công suất cả nước lên 2,6 triệu tấn/năm. Như vậy, urê trong nước sẽ vượt nhu cầu 30%. Trong khi diện tích đất nông nghiệp, nhất là diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp, nông dân lại đa dạng hóa nguồn phân bón chứ không chỉ bón đạm urê. Vì thế, các DN trong nước đã tính đến con đường xuất khẩu.

Ông Cao Hoài Dương cho biết, PVFCCo đang nhắm vào 2 thị trường chính là Campuchia và Myanmar - 2 nước có nền nông nghiệp phát triển nhưng chưa có cơ sở sản xuất phân bón nên tiềm năng xuất khẩu khá lớn. Công tác marketing cũng được đổi mới với phương châm vì người nông dân. PVFCCo tiếp tục tổ chức hàng trăm hội thảo giới thiệu sản phẩm đi kèm với hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp, sử dụng phân bón cho bà con.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.

24/02/2014
Mô Hình Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn Mô Hình Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

22/03/2014
Tình Trạng Sùng Đất Hại Cây Trồng Lan Rộng Tình Trạng Sùng Đất Hại Cây Trồng Lan Rộng

Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.

24/02/2014
Khôi Phục Vườn Tiêu Ở Tân Liên (Quảng Trị) Khôi Phục Vườn Tiêu Ở Tân Liên (Quảng Trị)

Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.

24/02/2014
Xuất Khẩu Bưởi Năm Roi Sang Canada Xuất Khẩu Bưởi Năm Roi Sang Canada

Hiện các thành viên hợp tác xã đã thống nhất phương án thu mua bưởi giá cao hơn thị trường, đồng thời chủ động ký kết với xã viên từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định nguồn hang.

24/02/2014