Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Phân Bón Lối Đi Riêng, Khó Khăn Chung

Thị Trường Phân Bón Lối Đi Riêng, Khó Khăn Chung
Ngày đăng: 27/06/2014

6 tháng đầu năm, giá phân bón thế giới lẫn trong nước đều có xu hướng giảm. Các đơn vị sản xuất phân đạm trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, bù chi phí cho quy định siết chặt tải trọng từ tháng 4/2014…

Giá urê giảm mạnh

6 tháng đầu năm,  nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới khá dồi dào, giá giảm, tồn kho nhiều. Giá urê chỉ còn dao động khoảng 290 - 300 USD/tấn, giảm nhiều so với mức giá 320 - 330USD/tấn thời điểm năm 2013. Các doanh nghiệp (DN) trong nước rất khó khăn khi phải cạnh tranh với urê giá rẻ từ nước ngoài. Ước tính mỗi tấn phân bón, các DN phải bù thêm 400.000 - 500.000 đồng chi phí vận chuyển.

Do phải cạnh tranh gay gắt với urê giá rẻ từ nước ngoài nên giá urê trong nước sụt giảm đáng kể. Quý I/2014, giá cao điểm của đạm Phú Mỹ dao động khoảng 8.500- 8.800 đồng/kg tại thị trường miền Bắc, quý II/2014 giảm còn khoảng 8.000 - 8.200 đồng/kg. Với đạm Ninh Bình, giá chỉ còn 8.000 đồng/kg trong quý I và giảm xuống chỉ còn 7.000 đồng/kg từ tháng 4 đến nay, chỉ xấp xỉ hoặc nhỉnh hơn một chút so với urê Trung Quốc nhưng vẫn khó tiêu thụ.

PVFCCo luôn hướng dẫn và khuyến khích bà con bón phân vừa đủ, tránh lãng phí. Đây là cách làm rất hiệu quả, vừa góp phần nâng cao kiến thức cho bà con nông dân, vừa giúp đưa nguồn phân bón chính hãng, chất lượng đến tận tay bà con, trong bối cảnh phân bón giả, kém chất lượng vẫn hoành hành.

Tìm hướng đi riêng trong khó khăn chung

Trong bối cảnh khó khăn chung, thương hiệu đạm Phú Mỹ vẫn có hướng đi riêng để khắc phục. Ông Cao Hoài Dương - Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFFCo)- cho biết: nhờ chính sách kinh doanh linh hoạt, đa dạng nên PVFCCo vẫn đứng vững trên thị trường.

Khắc phục việc tăng chi phí do siết chặt tải trọng từ tháng 4, PVFCCo đã tìm mọi cách phát huy ưu thế của hệ thống kho đầu mối, kho trung chuyển. Chính vì thế, trong bối cảnh siết chặt tải trọng, PVFCCo vẫn bảo đảm cung ứng, điều chuyển hàng kịp thời.

6 tháng đầu năm, đạm Phú Mỹ vẫn giữ vững thị phần với 25% ở khu vực miền Bắc, 70% ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, 75% khu vực Đông Nam bộ, 35% khu vực Tây Nam bộ. Ngoài urê, các sản phẩm khác của PVFCCo như NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, SA Phú Mỹ cũng đang thâm nhập, mở rộng thị phần và bước đầu chiếm được sự tin dùng của bà con nông dân.

Với mặt hàng urê, PVFFCo luôn đặt vấn đề ổn định thị trường trong nước lên hàng đầu. Nếu thị trường trong nước đã ổn định hoặc dư thừa mới tính đến chuyện xuất khẩu. Hiện năng lực sản xuất của tất cả các nhà máy trong nước đã đạt 2,3 triệu tấn. Trong khi nhu cầu cả nước chỉ 1,9-2 triệu tấn.

Dự kiến cuối tháng 8 này, khi dây chuyền số 2 của Nhà máy đạm Hà Bắc hoàn thiện, sẽ thêm 300.000 tấn, nâng công suất cả nước lên 2,6 triệu tấn/năm. Như vậy, urê trong nước sẽ vượt nhu cầu 30%. Trong khi diện tích đất nông nghiệp, nhất là diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp, nông dân lại đa dạng hóa nguồn phân bón chứ không chỉ bón đạm urê. Vì thế, các DN trong nước đã tính đến con đường xuất khẩu.

Ông Cao Hoài Dương cho biết, PVFCCo đang nhắm vào 2 thị trường chính là Campuchia và Myanmar - 2 nước có nền nông nghiệp phát triển nhưng chưa có cơ sở sản xuất phân bón nên tiềm năng xuất khẩu khá lớn. Công tác marketing cũng được đổi mới với phương châm vì người nông dân. PVFCCo tiếp tục tổ chức hàng trăm hội thảo giới thiệu sản phẩm đi kèm với hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp, sử dụng phân bón cho bà con.


Có thể bạn quan tâm

Ham bán hàng, nông sản Việt bị chơi xấu Ham bán hàng, nông sản Việt bị chơi xấu

Ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), vừa lên tiếng cảnh báo đang có tình trạng nhiều thị trường đầu cơ nông sản.

14/10/2015
Trà ô long Lâm Đồng đang bế tắc Trà ô long Lâm Đồng đang bế tắc

Doanh nghiệp và người trồng không thể xuất khẩu chè sang Đài Loan, thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm này.

14/10/2015
Khoai lang Tuy Đức mùa này kém vui Khoai lang Tuy Đức mùa này kém vui

Nhiều hộ nông dân ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đăk Nông) cho rằng, không những năng suất, sản lượng thấp mà chất lượng khoai lang năm nay cũng bị giảm sút.

14/10/2015
Giải pháp nào để nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu Giải pháp nào để nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu

Niên vụ cà phê 2014 - 2015 đã kết thúc với nhiều biến động về giá cũng như thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, tình trạng cà phê giảm chất lượng tăng cao trong niên vụ vừa qua đẩy ngành cà phê đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

14/10/2015
Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

14/10/2015