Thị trường phân bón giá giảm do có cạnh tranh

Giá không tăng
Ghi nhận tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những ngày qua, nhu cầu sử dụng phân bón tăng khi nông dân bắt đầu xuống giống vụ đông xuân 2015 - 2016.
Một số loại phân bón giá nhích lên, nhưng mức tăng chỉ từ 1.000 - 2.000 đồng/bao.
So với vụ lúa thu đông 2015, giá nhiều loại phân bón như: DAP, kali, NPK vẫn giữ mức ổn định; riêng mặt hàng ure lại giảm giá mạnh, giảm khoảng 65.000 - 70.000 đồng/bao (50kg).
Tại các đại lý trên địa bàn TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), đạm Cà Mau giá từ 375.000 - 385.000 đồng/bao (50kg); đạm Phú Mỹ 410.000 - 420.000 đồng/bao; đạm Trung Quốc 370.000 - 375.000 đồng/bao; đạm Indonesia hạt đục giá 370.000 - 380.000 đồng/bao...
Điều này ghi nhận sự khác biệt rõ ràng bởi chỉ mới đây, trong vụ thu đông 2015, giá nhiều loại phân bón đã tăng đột biến do nguồn cung hạn chế.
Hiện tại khu vực ĐBSCL, lượng phân bón rất dồi dào và giá cả ổn định.
Thời gian qua, tại chợ đầu mối Trần Xuân Soạn (TP.
Hồ Chí Minh), giá phân bón ổn định.
Giá các mặt hàng urê hiện đang giao dịch ở mức 7.400 - 7.800 đồng/kg.
Tại Hải Phòng, giá các loại phân bón đang có xu hướng giảm, cụ thể ure Trung Quốc dao động từ 7.300đ-7.700 đồng/kg tùy loại, ure Phú Mỹ, Hà Bắc và Ninh Bình cũng dao động từ 7.600-7.700 đồng/kg; supe lân Lâm Thao 2.800 - 2.850 đồng/kg; lân Lào Cai: 2.800 - 2.830 đồng/kg.
Thời điểm trước khi xuống giống vụ đông xuân này, do ảnh hưởng của tỷ giá VND/USD biến động tăng khiến các loại phân DAP và kali tăng khoảng 5%.
Tuy nhiên, hiện tại giá các loại phân DAP và kali trở lại mức ổn định.
Giá các loại phân DAP dao động từ 500.000 - 600.000 đồng/bao.
Cụ thể, DAP Trung Quốc hạt xanh Hồng Hà 580.000 - 600.000 đồng/bao; DAP Đình Vũ 500.000 - 510.000 đồng/bao; DAP Trung Quốc hạt nâu (18-4-6-0) giá 580.000 - 590.000 đồng/bao; kali 60% bột 400.000 - 420.000 đồng/bao; kali 60% hạt miểng 420.000 - 420.000 đồng/bao.
Cạnh tranh giữa hàng trong nước và nhập khẩu
Sở dĩ thị trường phân bón có những chuyển biến tích cực như giá giảm, nguồn cung ổn định hiện tại là do có sự cạnh tranh giữa nhiều loại phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Trước áp lực của việc phân bón nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam với giá rẻ, chủng loại đa dạng, các nhà sản xuất trong nước đã có những động thái điều chỉnh về giá cũng như chuẩn bị nguồn cung để sẵn sàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhất là trong thời điểm chuẩn bị cho việc gia nhập Hiệp định TPP tới đây.
Đơn cử như Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí ký hợp đồng xây dựng Nhà máy NPK Phú Mỹ chất lượng cao công suất 250,000 tấn/năm.
Mới đây, ngày 21/10, Công ty CP phân bón Bình Điền cũng đã khánh thành giai đoạn 1 của nhà máy sản xuất phân bón có tổng công suất 400.000 tấn/năm tại KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình và bắt đầu xuất xưởng những tấn phân bón chất lượng cao để phục vụ thị trường phía Bắc…
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh phân bón nhận định, thời gian tới, giá các loại phân bón vẫn giữ mức ổn định và không có sự thay đổi nhiều do các DN bảo đảm được lượng hàng cung ứng trên thị trường; mức giá sẽ không giảm thêm nữa do đã giảm rất sâu và vụ đông xuân cũng đang bước vào thời điểm chính vụ.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 22-5, Trung tá Hồ Chí Thanh - Phó Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, khoảng 9 giờ sáng ngày (22-5), tại kho đông lạnh của Công ty TNHH Đánh bắt chế biến thủy sản Hoàng Sa ở tổ 5, thôn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phương, TP.Nha Trang đã xảy ra một vụ cháy, gây thiệt hại lớn cho công ty này.

Ai đã từng đến vùng ven biển xã An Hải (Ninh Phước - Ninh Thuận) chắc hẳn không thể nào quên vùng đất một thời hoang vu, quanh năm chỉ có gió cát. Vậy mà, như một sự biến đổi diệu kỳ, giờ đây, vùng đất này đang từng ngày “đổi thịt, thay da” bởi với sự hình thành những cơ sở sản xuất tôm giống quy mô vào loại nhất, nhì cả nước.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản.

Đối với các DN xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc đồng đô la Mỹ tăng giá lẽ ra sẽ được lợi, nhưng thực tế nó lại tác động ngược, làm cho các yếu tố đầu vào tăng đồng biến, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.