Thị trường lúa gạo sôi động nhờ đơn hàng của Philippines

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thị trường lúa gạo trong nước đã khởi sắc trong tháng 10 khi hoạt động thu mua được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang Philippines và Indonesia.
Hiện thị trường lúa gạo ĐBSCL đang lên cơn sốt khi gạo nguyên liệu chế biến gạo 25% tấm theo đơn hàng của Philippines hút hàng.
Lúa chủng loại IR50404 là loại lúa được tiêu thụ mạnh nhất. Giá lúa trong tháng 10/2015 tại một số tỉnh ĐBSCL tăng đáng kể.
Dự báo thị trường lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục sôi động do Philippines đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm 1 triệu tấn gạo vào đầu năm 2016, mở ra cơ hội xuất khẩu tăng trở lại từ nay đến vụ Đông Xuân 2016, trong khi nguồn cung lúa Thu Đông đang giảm dần do hiện đã là cuối vụ thu hoạch, giá lúa tiếp tục có lợi cho nông dân.
Sau một thời gian dài luôn ở mức thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, hiện giá nhiều loại gạo xuất khẩu gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan tới 15 USD/tấn.
Cụ thể, giá gạo 5% tấm đã tăng lên 365 - 375 USD/tấn vào ngày 19/10, tăng 10 USD/tấn so với ngày 15/10 là 355 - 365 USD/tấn, gạo 25% tấm tăng lên ở mức 345 - 355 USD/tấn, so với 335 - 345 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan vẫn không thay đổi.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 ước đạt 805 nghìn tấn với giá trị đạt 332 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đạt 5,32 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 428,69 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với 37,03% thị phần.
9 tháng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 4,67% về khối lượng nhưng giảm 3,07% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
So với 9 tháng năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Malaysia tăng 18,58% về khối lượng và tăng 9,22% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 9,11% thị phần; thị trường Ghana tăng 12,29% về khối lượng và tăng 5,35% về giá trị, đứng vị trí thứ 4 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 42,72% về khối lượng và tăng 35,51% về giá trị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Các thị trường có sự giảm đột biến trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipines (giảm 41,05% về khối lượng và giảm 45,27% về giá trị), Singapore (giảm 36,36% về khối lượng và giảm 33,58% về giá trị), và Hồng Kông (giảm 27,65% về khối lượng và giảm 34,56% về giá trị).
Có thể bạn quan tâm

Anh canh tác 5 sào ruộng hai vụ lúa, thu hoạch mỗi vụ gần 2,5 tấn. Với giá lúa 5.000đồng/kg, trừ chi phí sản xuất anh còn lãi khoảng 16 triệu đồng/năm. Anh Ngóng trồng 2 sào bắp lai đầu tư thâm canh cho thu nhập hơn 5 triệu đồng.

Chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng khi đứng trước vườn thanh long đang mùa đơm bông kết trái trên đồng đất Nha Húi thuộc xã Mỹ Sơn. Mô hình cây thanh long ruột đỏ rộng 3 hecta của anh Sằn A Lộc đánh dấu bước phát triển mới trong nghề trồng cây ăn trái ở huyện Ninh Sơn.

Sau hơn một tuần giá lúa gạo thị trường nội địa tăng mạnh, khoảng 600 – 700 đồng/kí lô gam thì hiện bất ngờ đã quay đầu giảm trở lại.

Đây là một trong những quy định tại Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký quyết định ban hành.

Với tập quán chăn nuôi truyền thống, từ bao đời nay đa phần người dân vùng nông thôn vẫn làm chuồng nuôi lợn ở vị trí thấp. Cũng chính vì cách chăn nuôi truyền thống này mà mỗi khi có lũ lớn xảy ra, người chăn nuôi thường bị thiệt hại rất nhiều.