Thị Trường Lúa Gạo Bình Lặng, Riêng Gạo Thơm Hút Hàng

Trong những ngày qua, diễn biến thị trường lúa gạo bình lặng. Bất ngờ lớn nhất là thị trường gạo thơm hút hàng.
Theo lý giải của một nhóm thương lái lúa tại Ô Môn (Cần Thơ), trước những ngày nghỉ lễ 30.4, sau khi trúng thầu XK 800.000 tấn gạo sang Philippine, nhiều dự đoán giá lúa sẽ tăng lên nhưng mức tăng 100-200 đ/kg chỉ cầm chừng 2-3 ngày rồi trở lại giá cũ.
Trong khi đó nhịp độ thu mua tại các kho của các DN theo kế hoạch tạm trữ sắp đầy nên giá không tăng.
Đơn cử như hiện nay, tại các tỉnh ven sông Hậu, lúa khô IR50404 giá 5.100-5.200 đ/kg; vùng Bạc Liêu vụ xuân hè (XH) đang vào vụ thu hoạch, lúa tươi hạt dài OM2517, OM4218 vẫn nằm mức 4.200-4.300 đ/kg, lúa khô 5.400 đ/kg...Trong khi đó lúa ĐX trên đồng thu hoạch gần hết, thương lái mua lúa cầm chừng.
Bất ngờ lớn nhất là thị trường gạo thơm hút hàng. Anh Tương, thương lái mua bán lúa gạo tại khu vực Ô Môn, Cần Thơ cho rằng:
“Hiện đang là cuối vụ ĐX, lượng lúa thơm thu hoạch giảm dần. Lúa gạo Jasmine giá tăng do chảy mạnh ra các tỉnh phía Bắc để XK tiểu ngạch sang Trung Quốc. Vụ HT tới nông dân ít trồng lúa thơm, do đó trong vòng một tuần qua, loại gạo trắng thơm Jasmine tăng liên tục từ 9.300 lên 9.500-9.600 đ/kg và hiện ở mức 10.000 đ/kg, tăng 500-700 đ/kg so tuần trước. Gạo tăng kéo theo giá lúa của số ít hộ dân còn trữ trong bồ, lò sấy và DN có kho dự trữ bắt đầu có lãi.”
Ông Phạm Minh Khải, Giám đốc Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, một DN có vùng SX lúa thơm Jasmine vụ ĐX gần 6.000 ha và hệ thống kho trữ lúa, phân tích: Thời điểm vào vụ thu hoạch lúa Jasmine khô có giá 6.400 đ/kg, lúc các tỉnh trong vùng thu hoạch rộ, giá rớt còn 6.100-6.200 đ/kg.
Tuy nhiên với giá lúa hiện nay tăng lên 6.800-6.900 đ/kg, sau khi trừ chi phí và lãi suất tạm trữ từ đầu vụ thu hoạch đến nay vẫn có lãi 50-70 đ/kg. Năm nay lúa thơm hút hàng sớm, có khả năng giá cao như hiện nay kéo dài tới vụ TĐ.
Theo Sở Công thương TP Cần Thơ, diễn biến thị trường lúa gạo có dấu hiệu lạc quan. Từ giữa tháng 3 đến tháng 4, do Chính phủ triển khai chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ ĐX (từ ngày 15.3.2014), TP Cần Thơ có 23 DN được phân chỉ tiêu tạm trữ 139.000 tấn đã nâng giá lúa gạo tăng 100-300 đ/kg so với trước thời điểm tạm trữ.
Tình hình XK gạo cuối tháng 3, đầu tháng 4 có tín hiệu khả quan hơn do Việt Nam đã ký được hợp đồng XK 800.000 tấn gạo sang Philippine, việc này sẽ giúp giữ giá lúa gạo trong nước không giảm thêm và có thể nhích lên.
Ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Cty Gentraco (Cần Thơ) cho rằng: Tâm lý nông dân nghe tin XK gạo có thị trường như vừa qua nên không vội bán lúa. Vì thế áp lực thị trường sẽ không còn quá căng thẳng...
Có thể bạn quan tâm

Nhiều người cho rằng, nuôi ong là một nghề rất thú vị nhưng chỉ thích hợp ở khu vực nông thôn, miền núi nơi có không gian rộng và nhiều cây cối. Điều này chưa hẳn đúng, minh chứng là ngay ở phường Tích Lương (T.P Thái Nguyên) hiện đang có nhiều mô hình đầu tư nuôi ong lấy mật đạt hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) triển khai mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 2 xã Bình Sơn và Phước Sơn, gồm 10 hộ nông dân tham gia.

Sau 3 năm thành lập, Tổ liên kết nuôi gà thả vườn Ninh Sim (Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã giúp đỡ thành viên sản xuất có hiệu quả. Nhưng nỗi lo lớn nhất của tổ hiện nay là đầu ra cho sản phẩm.

Sau một số năm phát triển ồ ạt, hiện nay, phần lớn các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đi vào thoái trào, nhiều hộ bỏ trống chuồng. Tuy nhiên việc làm này vẫn cần quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.

Với phương thức nuôi nhốt kết hợp chăn thả trong vườn nhà, ông Nguyễn Văn Tiền ở xóm 7, thôn Thượng Giang 1, xã vùng cao Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại gia đình như bèo lục bình, lúa, rau muống, cám, bột mì, thân cây mì xay nhỏ… để làm thức ăn cho vịt xiêm.