Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Đài Loan Nhiều Triển Vọng Của Cua Ghẹ Việt Nam

Thị Trường Đài Loan Nhiều Triển Vọng Của Cua Ghẹ Việt Nam
Ngày đăng: 27/03/2014

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ này tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng XK đều đạt từ 2 - 3 con số, trong khi XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN vẫn giảm giá trị NK từ 3 - 37%.

Nổi bật trong giai đoạn này là thị trường Đài Loan, mặc dù giá trị NK còn khá khiêm tốn chỉ chiếm khoảng gần 4% tổng XK của cả nước nhưng Đài Loan lần đầu tiên lọt vào danh sách 8 nhà NK lớn nhất của cua ghẹ Việt Nam từ đầu năm đến nay với trên 400.000 USD. Điểm đáng lưu ý nữa là, thị trường này đã ghi dấu ấn quan trọng khi vượt qua Canada và Australia để tiến lên vị trí thứ 6 và thay thế Hàn Quốc trong bảng xếp hạng các nhà NK lớn của cua ghẹ Việt Nam.

Đài Loan là thị trường có nền sản xuất nông nghiệp khá khó khăn và thường phụ thuộc nhiều vào hàng NK nên thị trường này cũng mở ra nhiều cơ hội đối với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Trước đây, Đài Loan vẫn chưa được các DN XK cua ghẹ trong nước quan tâm nhiều do giá trị XK thấp và tốc độ tăng trưởng NK chậm. Nhưng sang năm 2014, thị trường này đã tạo được “sức hút” đối với các nhà XK Việt Nam bởi con số tăng trưởng XK tăng mạnh đột biến đến 3 con số tương ứng 371,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu tốt về thị trường NK giúp các DN XK trong nước mở rộng và đổi mới cách tiếp cận thị trường, nhất là đối với những thị trường nhỏ nhưng khá nhiều triển vọng.

Theo thống kê của Trade Map, 11 tháng đầu năm 2013, Đài Loan NK sản phẩm cua ghẹ đông lạnh, còn vỏ hoặc bỏ vỏ, hấp chín các loại (HS 030614) từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng giá trị đạt 21,3 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, Đài Loan NK nhiều nhất mặt hàng này từ Chile với giá trị NK dẫn đầu là 9,7 triệu USD, chiếm 45% thị phần. Trong khi, Việt Nam đứng 8 với giá trị 235.000 USD. Tuy nhiên, 11 tháng đầu năm 2013, NK nhóm mặt hàng này vào Đài Loan từ hầu hết các thị trường Châu Á đều có xu hướng tăng, trong đó tăng mạnh NK chủ yếu từ Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Philippines,… riêng NK từ Việt Nam giảm 14%. Ngoài ra, NK từ Chile và Canada cũng giảm lần lượt là 16% và 36% so với cùng kỳ năm 2012.


Có thể bạn quan tâm

Nghi án phân bón giả Cty Thuận Phong nói gì Nghi án phân bón giả Cty Thuận Phong nói gì

Sau khi chúng tôi có loạt bài liên quan đến nghi án sản xuất phân bón “made in USA” tại Đồng Nai, Chủ tịch HĐQT Cty CP SX&TM Thuận Phong, ông Nguyễn Công Minh đã liên hệ với tòa soạn và phân trần rằng:

04/11/2015
Phù phép thịt heo nái thành thịt thú rừng Phù phép thịt heo nái thành thịt thú rừng

Công thức chế biến thịt nhím, đà điểu và thịt nai rừng rất đơn giản, đó là dùng thịt heo nái trộn với tiết heo.

04/11/2015
Tôm vẫn có xu hướng giảm giá Tôm vẫn có xu hướng giảm giá

Năm ngoái, XK tôm của nước ta đạt kỷ lục xấp xỉ 4 tỷ USD. Cả năm nay, nhiều khả năng XK tôm chỉ xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm tới 1 tỷ USD so với kỷ lục nói trên...

04/11/2015
Không có chuyện tạm dừng xuất khẩu gạo 25% tấm Không có chuyện tạm dừng xuất khẩu gạo 25% tấm

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) chính thức khẳng định không có chuyện Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo 25% tấm do nguồn cung thiếu hụt như một số báo đã thông tin.

04/11/2015
Xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh Xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu năm 2015 sẽ đạt khoảng 6,6 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2014.

04/11/2015