Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Đài Loan Nhiều Triển Vọng Của Cua Ghẹ Việt Nam

Thị Trường Đài Loan Nhiều Triển Vọng Của Cua Ghẹ Việt Nam
Ngày đăng: 27/03/2014

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ này tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng XK đều đạt từ 2 - 3 con số, trong khi XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN vẫn giảm giá trị NK từ 3 - 37%.

Nổi bật trong giai đoạn này là thị trường Đài Loan, mặc dù giá trị NK còn khá khiêm tốn chỉ chiếm khoảng gần 4% tổng XK của cả nước nhưng Đài Loan lần đầu tiên lọt vào danh sách 8 nhà NK lớn nhất của cua ghẹ Việt Nam từ đầu năm đến nay với trên 400.000 USD. Điểm đáng lưu ý nữa là, thị trường này đã ghi dấu ấn quan trọng khi vượt qua Canada và Australia để tiến lên vị trí thứ 6 và thay thế Hàn Quốc trong bảng xếp hạng các nhà NK lớn của cua ghẹ Việt Nam.

Đài Loan là thị trường có nền sản xuất nông nghiệp khá khó khăn và thường phụ thuộc nhiều vào hàng NK nên thị trường này cũng mở ra nhiều cơ hội đối với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Trước đây, Đài Loan vẫn chưa được các DN XK cua ghẹ trong nước quan tâm nhiều do giá trị XK thấp và tốc độ tăng trưởng NK chậm. Nhưng sang năm 2014, thị trường này đã tạo được “sức hút” đối với các nhà XK Việt Nam bởi con số tăng trưởng XK tăng mạnh đột biến đến 3 con số tương ứng 371,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu tốt về thị trường NK giúp các DN XK trong nước mở rộng và đổi mới cách tiếp cận thị trường, nhất là đối với những thị trường nhỏ nhưng khá nhiều triển vọng.

Theo thống kê của Trade Map, 11 tháng đầu năm 2013, Đài Loan NK sản phẩm cua ghẹ đông lạnh, còn vỏ hoặc bỏ vỏ, hấp chín các loại (HS 030614) từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng giá trị đạt 21,3 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, Đài Loan NK nhiều nhất mặt hàng này từ Chile với giá trị NK dẫn đầu là 9,7 triệu USD, chiếm 45% thị phần. Trong khi, Việt Nam đứng 8 với giá trị 235.000 USD. Tuy nhiên, 11 tháng đầu năm 2013, NK nhóm mặt hàng này vào Đài Loan từ hầu hết các thị trường Châu Á đều có xu hướng tăng, trong đó tăng mạnh NK chủ yếu từ Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Philippines,… riêng NK từ Việt Nam giảm 14%. Ngoài ra, NK từ Chile và Canada cũng giảm lần lượt là 16% và 36% so với cùng kỳ năm 2012.


Có thể bạn quan tâm

Thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ EU ồ ạt tràn vào Việt Nam Thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ EU ồ ạt tràn vào Việt Nam

Nhằm đón đầu các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU, các doanh nghiệp châu Âu đã sẵn sàng chiến lược cho việc nhập khẩu những sản phẩm thế mạnh như thịt gia súc, gia cầm vào thị trường Việt Nam.

15/09/2015
Dễ mà khó tiêu chí chợ nông thôn Dễ mà khó tiêu chí chợ nông thôn

Trong 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), chợ nông thôn được coi là một tiêu chí “đặc cách” vì nhiều xã không phải xây dựng chợ.

15/09/2015
Nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng Nguyên nhân suy thoái và rào cản trong phát triển rừng

Sáng 15/9, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh tổ chức hội thảo phân tích nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và rào cản trong việc nâng cao diện tích, chất lượng rừng.

15/09/2015
Chặng nước rút của 26 xã về đích nông thôn mới 2015 Chặng nước rút của 26 xã về đích nông thôn mới 2015

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), phấn đấu hoàn thành mục tiêu cuối năm 2015 có thêm ít nhất 26 xã đạt chuẩn

15/09/2015
Bất cập bến bãi và dịch vụ hậu cần nghề cá Bất cập bến bãi và dịch vụ hậu cần nghề cá

Đảm bảo luồng lạch, âu thuyền, bến bãi và các dịch vụ hậu cần nghề cá đóng vai trò hết sức quan trọng giúp ngư dân bám biển, vươn khơi, nâng cao hiệu quả đánh bắt.

15/09/2015