Thị Trường Có Thêm Sản Phẩm Gạo Thảo Dược

Công ty TNHH Vĩnh Hòa (Nghệ An) vừa nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường sản phẩm gạo thảo dược Vĩnh Hòa (gạo tím), được lai tạo và phát triển bằng giống lúa VH1 – giống lúa cho ra hạt gạo có giá trị dinh dưỡng cao, đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia kiểm nghiệm.
Phát biểu tại buổi tọa đàm “Nâng cao giá trị gạo Việt” do báo Sài Gòn Tiếp Thị và Nhà hàng Gạo phối hợp tổ chức hôm 13- 8, ông Phan Văn Hòa, Giám đốc Công ty Vĩnh Hòa, đồng thời là nhà phát minh ra loại gạo tím thảo dược, cho biết sau một thời gian dài nghiên cứu và lai tạo, sản phẩm gạo thảo dược ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chú trọng dinh dưỡng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo kết quả khảo nghiệm từ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quates1) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam và Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), gạo thảo dược Vĩnh Hòa có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng mà những sản phẩm gạo thông thường không có.
Sản phẩm này có các chất vi lượng, vitamin A, B, lipit, canxi, sắt, chất xơ, chất omega (6, 9)… Gạo giàu chất béo thực vật không chứa cholesterol.
Với thổ nhưỡng và khí hậu ở miền Bắc, giống lúa tạo ra loại gạo này này có năng suất 7,4 tấn/héc ta, thời gian thu hoạch gạo vào khoảng hơn 5 tháng kể từ ngày gieo sạ trong vụ đông xuân và 106 ngày ở vụ hè thu. Sau khi triển khai thành công cho nhiều hộ nông dân ở tỉnh Nghệ An, Vĩnh Hòa cũng vừa xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm ở tỉnh An Giang, nhằm hướng đến việc chuyển giao kỹ thuật trồng cho nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long để nhân giống và mở rộng canh tác loại lúa này.
Hiện sản phẩm gạo tím của Công ty Vĩnh Hòa đã được người tiêu dùng dùng thử thông qua chuỗi nhà hàng Gạo ở TPHCM và đơn vị này cũng là nhà phân phối sản phẩm gạo tím ra thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Mỹ Xuyên là huyện có địa hình nhiều sông rạch, không xảy ra triều cường lũ lụt, có nguồn nước ngọt, nguồn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò, bò sữa. Trong những năm qua, từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, phong trào chăn nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát triển mạnh tập trung ở các xã có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Đại Tâm, Tham Đôn, thị trấn Mỹ Xuyên, Thạnh Quới... đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa nay được thoát nghèo vươn lên khá, giàu, thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

Xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng) là địa phương trồng sắn (khoai mì) khá phổ biến. Tại đây, bà con nông dân đã tận dụng nguồn lá sắn để phát triển mô hình nuôi tằm. Mô hình này mở ra triển vọng mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

Theo thông tin từ Trạm Thú y huyện Phú Tân (Cà Mau), đàn gia cầm 63 con của hộ bà Nguyễn Thị Phượng, ấp Quảng Phú, xã Tân Hưng Tây bệnh chết ngày 14/11 vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút cúm gia cầm H5N1.

Tại xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang), Công ty Afiex, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo địa phương họp nông dân khu vực ấp Vĩnh Quới, tìm sự đồng thuận trong triển khai “Cánh đồng lớn” cho các niên vụ sản xuất sắp tới.

Trên địa bàn Nghệ An việc sản xuất, chế biến chè công nghiệp đã có từ lâu. Nhưng để sản phẩm chè bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng thực hiện mô hình sản xuất chè theo hướng VietGap như Dự án cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ tại 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn cần được quan tâm nhân rộng…