Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Chè Thái Nguyên Khởi Sắc Hơn Mọi Năm

Thị Trường Chè Thái Nguyên Khởi Sắc Hơn Mọi Năm
Ngày đăng: 31/05/2012

Bước vào thời điểm thu hái chè chính vụ năm nay, thị trường chè Thái Nguyên có nhiều khởi sắc hơn mọi năm khi chè búp khô được giá, tiêu thụ tốt.

Tại các vùng chè đặc sản trên địa bàn như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu (thành phố Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Trài Cài (Đồng Hỷ, Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương)) giá chè khô phổ biến ở mức 150.000 - 250.000 đồng/kg, còn tại các vùng chè khác, bà con cũng bán được giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, cao hơn so với vụ trước từ 10 - 15%.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, chè Thái Nguyên được giá do những năm gần đây, việc quảng bá thương hiệu "chè Thái Nguyên" đã mang lại những hiệu quả nhất định. Thêm vào đó, người dân tại các vùng chè đặc sản đã quan tâm hơn đến việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap hoặc UTZ Certified (tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu).

Tại những vùng thâm canh chè trọng điểm, diện tích chè giống mới, chất lượng cao như Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, TRI 777... ngày càng được mở rộng, thay thế chè giống cũ, góp phần nâng cao chất lượng chè Thái Nguyên, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.

Việc tiêu thụ chè của bà con cũng có nhiều chuyển biến tích cực khi các hộ sản xuất lớn tại các vùng chè đặc sản đã có sự liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trong chế biến, tiêu thụ chè, ký hợp đồng tiêu thụ ổn định với các doanh nghiệp lớn...

Trái ngược với tình trạng trên, việc sản xuất chè xuất khẩu ở Thái Nguyên khá trầm lắng.

Theo các doanh nghiệp sản xuất, tuy giá chè xuất khẩu năm nay có tăng hơn năm trước khoảng 10% nhưng sức tiêu thụ rất kém, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Đông. Giá xuất khẩu chè xanh phổ biến ở mức 2,3 - 2,5 USD/kg, chè đen ở mức 1,6 - 1,8 USD/kg.

Do giá chè xuất khẩu thấp nên việc thu mua nguyên liệu chế biến gặp không ít khó khăn. Trong thời điểm đầu vụ, các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu chỉ thu mua ở mức từ 4.500 - 5.500 đồng/kg chè búp tươi nên không cạnh tranh được với giá thu mua của các cơ sở chế biến chè xanh phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa.

Cũng chính từ thực tế này, hiện trong số gần 30 nhà máy sản xuất, chế biến chè ở Thái Nguyên chỉ có một vài nhà máy sản xuất chè xuất khẩu hoạt động thực sự.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam Đã Nhập Khẩu Trên 1.200 Tấn Táo Từ Mỹ Việt Nam Đã Nhập Khẩu Trên 1.200 Tấn Táo Từ Mỹ

Ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết, cuối giờ chiều ngày 21-1, Cục BVTV đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam phối hợp cung cấp thêm thông tin chi tiết từ phía Mỹ để giúp Việt Nam nhanh chóng truy suất, thu hồi táo của Mỹ nhiễm khuẩn trên thị trường Việt Nam nếu có.

23/01/2015
Lãi Trăm Triệu Một Vụ Dưa Lê Vàng Lãi Trăm Triệu Một Vụ Dưa Lê Vàng

Hồ hởi bên ruộng dưa vừa thu hoạch, ông Nguyễn Văn Luôn, ngụ xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: “Năm nay tôi trồng thử nghiệm 1,5ha nhưng nhờ khí hậu thuận lợi nên năng suất dưa lê đạt gần 50 tấn. Sau khi thu hoạch xong, khấu trừ các khoản chi phí, lãi trên 200 triệu đồng. Nếu so với trồng lúa thì trồng dưa lê lợi nhuận cao hơn gấp 10 lần”.

23/01/2015
Việt Nam Dự Kiến Xuất Khẩu 900 Ngàn Tấn Gạo Trong Quý I/2015 Việt Nam Dự Kiến Xuất Khẩu 900 Ngàn Tấn Gạo Trong Quý I/2015

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa đưa ra kế hoạch xuất khẩu gạo trong năm 2015. Theo đó, trong quý I/2015, các DN trong nước dự kiến xuất khoảng 900 ngàn tấn gạo đi các thị trường.

23/01/2015
Nhà Vườn Tấp Nập Thương Lái Nhà Vườn Tấp Nập Thương Lái

Trao đổi với phóng viên, ông Mai Quốc Hậu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung, Đồng Tháp cho biết, năm nay, thời tiết thuận lợi, nên sản lượng quýt hồng và quýt đường trên địa bàn huyện đều tăng so với năm ngoái. Sản lượng quýt hồng trên toàn huyện ước đạt khoảng 35.000-40.000 tấn, trong khi quýt đường vụ giáp Tết này cũng cho sản lượng 25.000 tấn (quýt đường 2 vụ/năm).

23/01/2015
Tín Hiệu Khả Quan Cho Xuất Khẩu Cao Su Tín Hiệu Khả Quan Cho Xuất Khẩu Cao Su

Năm 2014 tiếp tục là năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) nói riêng. Tuy nhiên, Vinachem đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà điểm sáng là tín hiệu khả quan cho xuất khẩu sản phẩm cao su.

23/01/2015