Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Chè Thái Nguyên Khởi Sắc Hơn Mọi Năm

Thị Trường Chè Thái Nguyên Khởi Sắc Hơn Mọi Năm
Ngày đăng: 31/05/2012

Bước vào thời điểm thu hái chè chính vụ năm nay, thị trường chè Thái Nguyên có nhiều khởi sắc hơn mọi năm khi chè búp khô được giá, tiêu thụ tốt.

Tại các vùng chè đặc sản trên địa bàn như Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu (thành phố Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Trài Cài (Đồng Hỷ, Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương)) giá chè khô phổ biến ở mức 150.000 - 250.000 đồng/kg, còn tại các vùng chè khác, bà con cũng bán được giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, cao hơn so với vụ trước từ 10 - 15%.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, chè Thái Nguyên được giá do những năm gần đây, việc quảng bá thương hiệu "chè Thái Nguyên" đã mang lại những hiệu quả nhất định. Thêm vào đó, người dân tại các vùng chè đặc sản đã quan tâm hơn đến việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap hoặc UTZ Certified (tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu).

Tại những vùng thâm canh chè trọng điểm, diện tích chè giống mới, chất lượng cao như Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, TRI 777... ngày càng được mở rộng, thay thế chè giống cũ, góp phần nâng cao chất lượng chè Thái Nguyên, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.

Việc tiêu thụ chè của bà con cũng có nhiều chuyển biến tích cực khi các hộ sản xuất lớn tại các vùng chè đặc sản đã có sự liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trong chế biến, tiêu thụ chè, ký hợp đồng tiêu thụ ổn định với các doanh nghiệp lớn...

Trái ngược với tình trạng trên, việc sản xuất chè xuất khẩu ở Thái Nguyên khá trầm lắng.

Theo các doanh nghiệp sản xuất, tuy giá chè xuất khẩu năm nay có tăng hơn năm trước khoảng 10% nhưng sức tiêu thụ rất kém, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Đông. Giá xuất khẩu chè xanh phổ biến ở mức 2,3 - 2,5 USD/kg, chè đen ở mức 1,6 - 1,8 USD/kg.

Do giá chè xuất khẩu thấp nên việc thu mua nguyên liệu chế biến gặp không ít khó khăn. Trong thời điểm đầu vụ, các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu chỉ thu mua ở mức từ 4.500 - 5.500 đồng/kg chè búp tươi nên không cạnh tranh được với giá thu mua của các cơ sở chế biến chè xanh phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa.

Cũng chính từ thực tế này, hiện trong số gần 30 nhà máy sản xuất, chế biến chè ở Thái Nguyên chỉ có một vài nhà máy sản xuất chè xuất khẩu hoạt động thực sự.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi

Sau Tết Nguyên đán, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rất phấn khởi vì mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi cá phát triển tốt, ước lợi nhuận sản xuất sẽ tăng gấp đôi so với sản xuất chỉ có cây lúa trước đây.

17/02/2014
Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tổ Chức Tại Phú Yên Từ Ngày 28-3 Đến 2-4 Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tổ Chức Tại Phú Yên Từ Ngày 28-3 Đến 2-4

Ngày 16-2, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Yên công bố việc đăng cai tổ chức Festival thủy sản Việt Nam 2014. Theo đó, Festival sẽ diễn ra từ ngày 28-3 đến 2-4-2014 tại tỉnh Phú Yên với chủ đề "Thủy sản Việt Nam - hội nhập và phát triển". Sự kiện nổi bật trong Festival là Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1-4-1959 - 1-4-2014) và 29 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên.

17/02/2014
Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cho Từng Loại Cây Trồng Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cho Từng Loại Cây Trồng

Đó là khẳng định của ông Mai Anh Tuấn, quyền Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC), Chi nhánh Cần Thơ, tại hội nghị “Phát triển kênh phân phối kết hợp Ngân hàng - Bảo hiểm khu vực ĐBSCL” diễn ra vào ngày 1-11. Ông Tuấn nhìn nhận: Loại hình bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang khó triển khai tại ĐBSCL.

04/11/2013
Bắt Giữ Đối Tượng Thu Mua Rắn Hổ Mang Chúa Về Nuôi Bắt Giữ Đối Tượng Thu Mua Rắn Hổ Mang Chúa Về Nuôi

Cơ quan chức năng bước đầu xác định, 23 con rắn hổ mang chúa mà Khanh vận chuyển đều là rắn tự nhiên, bị săn bắt từ khu vực phía Nam nước ta.

17/02/2014
Nuôi Heo Thả Rông Thói Quen Cần Phải Thay Đổi Nuôi Heo Thả Rông Thói Quen Cần Phải Thay Đổi

Phát triển chăn nuôi heo là một trong những lĩnh vực kinh tế chủ lực, cần thiết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, tập tục nuôi heo thả rông của đồng bào đã gây nên những hệ lụy xấu, cần phải thay đổi…

17/02/2014