Thí điểm trồng chuối mốc cấy mô

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn cho biết, thời gian qua, UBND huyện phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao xây dựng phương án sản xuất mía tím và chuối mốc từ nuôi cấy mô.
Huyện đã chuyển giao 5.000 cây chuối cấy mô cho nông dân các địa phương, gồm: Thành Sơn (2.500 cây), Sơn Hiệp (500 cây), Tô Hạp (1.000 cây) và Ba Cụm Bắc (1.000 cây) để trồng thí điểm trên tổng diện tích 5ha.
Đối với giống mía tím cấy mô, cuối năm 2016, huyện sẽ chuyển giao 360.000 hom mía giống để người dân trồng thí điểm trên diện tích 1ha.
Thu hoạch chuối ở Khánh Sơn
Tại Khánh Sơn, cây chuối tập trung chủ yếu ở xã Thành Sơn với tổng diện tích gần 450ha.
Cây chuối là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.
Tuy nhiên, hiện nay, giống chuối mốc trên địa bàn đã bị thoái hóa nên năng suất, chất lượng thấp, thu nhập của người dân từ cây chuối chưa cao.
Ông Lê Ánh Sáng - Chủ tịch UBND xã Thành Sơn cho biết: “Chúng tôi hy vọng, với những ưu điểm vượt trội, giống chuối mốc cấy mô sẽ kháng bệnh, sinh trưởng tốt, năng suất cao...
từ đó mang lại thu nhập khá cho người dân.
Nếu thí điểm thành công, địa phương sẽ kiến nghị huyện cho nhân rộng giống chuối này để thay thế dần giống chuối mốc cũ trên địa bàn xã”.
Tại xã Ba Cụm Bắc, hộ ông Bo Bo Khuyến (thôn Tha Mang) trồng gần 2ha chuối mốc giống cũ.
Trước đây, cây chuối phát triển tốt, nhiều cây cho quả to, bán được giá, giúp gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định.
Nhưng qua thời gian, vườn chuối của gia đình anh Khuyến dần cằn cỗi, ra buồng nhỏ, không ít cây ra quả rồi bị chết.
Theo anh Khuyến, cây chuối phát triển kém do nắng hạn kéo dài.
Hơn thế, phần lớn diện tích chuối ở Ba Cụm Bắc được trồng cách đây rất lâu nên đã già cỗi, nhiều khu vực bị sâu bệnh nên ra ít buồng, quả nhỏ.
Vì vậy, việc thay thế giống chuối mốc cũ bằng giống chuối cấy mô rất cần thiết.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, lúc cao điểm, diện tích chuối trên địa bàn huyện lên đến hơn 1.000ha.
Tuy nhiên, do sâu bệnh, giống chuối thoái hóa cho năng suất thấp; có thời điểm giá chuối xuống thấp nên diện tích hiện nay chỉ còn khoảng 700ha.
Thực tế, tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, việc trồng chuối từ giống cấy mô sạch bệnh là một hướng đi đúng.
Bởi các loại giống được sản xuất bằng phương pháp cấy mô sạch bệnh đã thể hiện những ưu điểm vượt trội về hình thái, tốc độ tăng trưởng, chất lượng cao hơn nhiều so với giống cũ khi chưa được phục tráng.
“Sau 1 năm thí điểm, chúng tôi sẽ đánh giá cụ thể kết quả mô hình, nếu thành công sẽ dần thay thế toàn bộ giống chuối mốc thoái hóa kém chất lượng trước đây bằng giống nuôi cấy mô sạch bệnh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân”, ông Hiếu nói.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trương Văn Đúng, GĐ Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng nói: Với khả năng SX con giống từ 3.500-4.000 con/năm nhưng trung tâm vẫn không đủ con giống bán.

Các cán bộ của Cục Chăn nuôi đã được đào tạo về LEGs và đến nay đã được cấp chứng nhận là giảng viên đào tạo LEGs do tổ chức LEGs cấp và là người trực tiếp giảng trong các lớp tập huấn. Học viên tham gia lớp tập huấn là các cán bộ thuộc các cơ quan Bộ NN-PTNT, các Sở NN-PTNT.

Mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, gặp phải mưa nhiều, đa số lò sấy quá tải, muốn sấy được lúa phải đợi nhiều ngày mới đến lượt, trong khi đó lúa đã ướt, không được phơi, sấy kịp thời nên nảy mầm. Trước tình thế này, người dân không còn cách nào khác buộc phải bán lúa tươi với giá thấp.

Hiện nay giá cá bổi loại 8 con/kg chỉ còn 45 ngàn đ/kg, giảm khoảng 25 ngàn đ/kg so với thời điểm này năm trước. Loại 6 con/kg giá hơn 60 ngàn đ/kg, giảm hơn 20 ngàn đkg so với cùng kỳ.

Dẫn khách ra vườn bưởi tán xoè rộng, lá xanh mướt, quả to, quả nhỏ trĩu cành, anh Minh cho biết, cũng như nhiều hộ làm vườn khác ở xã, trước đây 8.000 m2 đất của anh đều trồng nhãn, trước là nhãn lồng, kế đó là nhãn xuồng cơm vàng. Trồng theo phong trào nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ đeo bám riết, đành phải chặt bỏ nhãn trồng bưởi da xanh vì lúc đó bưởi được giá.