Thí Điểm Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Phú Quốc Ở Kiên Giang

Nhằm duy trì loài cá trê đặc hữu của đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang đang triển khai 39 điểm nuôi thương phẩm cá trê Phú Quốc bằng con giống sinh sản nhân tạo tại một số xã ở các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, An Biên, Tân Hiệp, Phú Quốc, Kiên Lương và TP.Rạch Giá. Theo đó, Trung tâm hỗ trợ 100% con giống và 30% chi phí vật tư, thức ăn. Tổng số con giống thả nuôi tại 39 điểm là gần 20.000 con.
Cá trê Phú Quốc (còn gọi là cá trê suối Phú Quốc), là loài quý hiếm chỉ có ở đảo Phú Quốc, có thịt thơm ngon, hơi dai, có thể làm nhiều món ăn, như: canh chua, nấu mẻ, nướng cuốn bánh tráng, hấp hèm…
Có thể bạn quan tâm

Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.

Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...