Thí Điểm Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Phú Quốc Ở Kiên Giang

Nhằm duy trì loài cá trê đặc hữu của đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang đang triển khai 39 điểm nuôi thương phẩm cá trê Phú Quốc bằng con giống sinh sản nhân tạo tại một số xã ở các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, An Biên, Tân Hiệp, Phú Quốc, Kiên Lương và TP.Rạch Giá. Theo đó, Trung tâm hỗ trợ 100% con giống và 30% chi phí vật tư, thức ăn. Tổng số con giống thả nuôi tại 39 điểm là gần 20.000 con.
Cá trê Phú Quốc (còn gọi là cá trê suối Phú Quốc), là loài quý hiếm chỉ có ở đảo Phú Quốc, có thịt thơm ngon, hơi dai, có thể làm nhiều món ăn, như: canh chua, nấu mẻ, nướng cuốn bánh tráng, hấp hèm…
Có thể bạn quan tâm

Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò.

Phong trào trồng cacao xen trong vườn dừa và vườn cây ăn trái khác đang phát triển mạnh ở hầu hết đất vườn Bến Tre. Cùng với 52.000 ha diện tích dừa, 43.000 ha diện tích cây ăn trái, khoảng 9.500 ha cacao đang phát triển khá tốt và có chiều hướng gia tăng.

Trong những năm qua, khai thác lợi thế, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh. Phong trào nuôi ngọt phát triển khắp nơi, từ vùng rừng núi xa xôi đến đồng bằng rộng lớn, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi giao thông còn gặp nhiều khó khăn

"Chưa bao giờ cá điêu hồng nuôi bè có giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn như hiện nay", đó là nhận định của một người nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang trong điều kiện giá cá điêu hồng hiện ở mức 35.000 đồng/kg, mỗi chủ bè thu hoạch cá có thể lãi hàng trăm triệu đồng

Giống chè TB 14, Giống chè LD 97, Giống chè LDP1, Giống Keo Am Tích, Giống Phúc Vân Tiên