Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại 21 Tỉnh

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại 21 Tỉnh
Ngày đăng: 25/04/2011

Theo Quyết định 315/QĐ-TTg, sẽ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 tại 21 tỉnh nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN; hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN được hỗ trợ 80% phí bảo hiểm.

Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN; tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm.

4 điều kiện được hỗ trợ

Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: 1- Có đối tượng được bảo hiểm theo quy định; 2- Có quyền lợi được bảo hiểm; 3- Tham gia thí điểm BHNN và đóng phí bảo hiểm thuộc phần trách nhiệm của mình; 4- Thực hiện sản xuất, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, phòng dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quyết định cũng nêu rõ, mỗi tỉnh, thành phố có thể triển khai thí điểm toàn bộ địa bàn hoặc trên một số huyện, xã tiêu biểu.

Các rủi ro được bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm như bão lũ, rét hại, sương giá, dịch tai xanh, bệnh lở mồm, long móng,...

4 điều kiện triển khai thí điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thí điểm BHNN phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: 1- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ; 2- Đáp ứng khả năng thanh toán theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm; 3- Có hệ thống công ty, chi nhánh, văn phòng giao dịch tại địa bàn triển khai thí điểm BHNN; 4 - Có đội ngũ nhân viên làm bảo hiểm nông nghiệp.

Việc thực hiện thí điểm BHNN sẽ được áp dụng từ ngày 1-7-2011 đến hết năm 2013.       

Đối tượng được bảo hiểm và khu vực được thực hiện thí điểm BHNN:

a) Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

b) Thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội.

c) Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trông thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.


Có thể bạn quan tâm

“Nuôi Gà Thả Đồi” Một Hướng Phát Triển Kinh Tế “Nuôi Gà Thả Đồi” Một Hướng Phát Triển Kinh Tế

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

03/11/2014
Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

03/11/2014
Mùa Vịt Chạy Đồng Mùa Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.

03/11/2014
Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.

03/11/2014
Chuyện Lão Nông Nuôi Bò Chuyện Lão Nông Nuôi Bò

Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.

03/11/2014