Thêm nhiều đoàn kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

Nhiều cán bộ thú y thức trắng đêm để làm công tác kiểm tra. Giữa hàng chục con heo, nhân viên Nguyễn Quốc Thạnh (Chi cục Thú y TP.HCM) phải ngồi, thậm chí bò để lấy mẫu nước tiểu \.
Ngày 10-9, ông Đoàn Văn Đảnh - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre - cho biết sở vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thành lập đoàn kiểm tra chuyên ngành để kiểm tra việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo trên địa bàn.
Trước đó, Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre đã kiểm tra tại một số cơ sở chăn nuôi heo, lấy mẫu thức ăn, mẫu nước tiểu để xét nghiệm. Kết quả cho thấy một cơ sở tại huyện Mỏ Cày Nam sử dụng chất tạo nạc nên đã niêm phong, cấm xuất bán đối với cơ sở này, đồng thời truy tìm nguồn gốc xuất xứ của chất cấm.
Cùng ngày, ông Phan Ngọc Châu - chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Long An - cho biết tỉnh này đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và bắt đầu kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Theo ông Châu, cơ quan này cũng vừa gửi một số mẫu thức ăn ở nhiều cơ sở chăn nuôi đến Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y trung ương II để kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.

Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…

Từ doanh nghiệp cho đến một số cá nhân đang tìm cách đẩy mạnh bán trong nước để giải phóng số vải đang chín rộ, sau khi thương lái đột ngột ngừng mua khiến giá rớt kỷ lục.