Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thêm nguồn lực cho LCASP

Thêm nguồn lực cho LCASP
Ngày đăng: 11/11/2015

Đánh giá được những giá trị thiết thực của dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành chăn nuôi của Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và BQL dự án LCASP Trung ương quyết định tăng cường nguồn nhân lực kỹ thuật và quản lý tài chính để hỗ trợ các hoạt động của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

Tại một cuộc họp đánh giá các hoạt động của dự án LCASP giữa Bộ NN-PTNT và ngân hàng ADB diễn ra mới đây, đại diện ngân hàng ADB, chia sẻ: Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp có một hợp phần khá thú vị, đó là “chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp”.

Bởi trên thực tế, công nghệ khí sinh học không phải là biện pháp duy nhất để xử lý lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ SX nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi).

Ví dụ, chúng ta có thể tận dụng rơm rạ để SX nấm; có thể dùng phân chuồng để làm thức ăn cho cá, phân bón hữu cơ… Những công nghệ trên không cần chi phí quá cao, nhưng vẫn đạt được hiệu quả xử lý bã thải từ trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, hợp phần này gần như chưa được triển khai.

Bên cạnh đó, ở hợp phần 2 (tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học), tiến độ giải ngân dự án chưa được như mong muốn.

Bởi việc thu hút các chủ trang trại, gia trại quy mô lớn tham gia vào dự án LCASP, đầu tư xây dựng công trình khí sinh học cỡ lớn và vừa chưa đạt kết quả tốt.

Nguyên nhân có thể là do chúng ta chưa có được một chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ thực hiện hợp phần trên.

Để giải quyết những vấn đề trên, theo yêu cầu của ADB, BQL LCASP Trung ương đã đề xuất tuyển dụng thêm 2 chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ các hoạt động tín dụng của hợp phần 2 cũng như hỗ trợ việc thực hiện thí điểm các mô hình SX nông nghiệp các bon thấp trong hợp phần 3. Ngoài ra, một gói tư vấn về đánh giá tình hình thực tế các công trình khí sinh học cũng đang được đề xuất.

Cho đến nay, các điều khoản tham chiếu của các chuyên gia tư vấn độc lập gói 23, 24 về các chuỗi giá trị khí sinh học (BVC) chuyên gia thị trường tín dụng; (ii) lập kế hoạch kinh doanh thương mại - chuyên gia tài chính đã được ADB phê duyệt và bổ sung trong kế hoạch đấu thầu.

Những vị trí tư vấn này dự kiến sẽ tuyển dụng trong quý 4/2015.

BQL dự án LCASP Trung ương cũng đang phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (DCRD) để xây dựng các bộ bản đồ cho 7 vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta, làm căn cứ để đánh giá hiện trạng chất thải nông nghiệp được sử dụng ở các vùng miền, từ đó đầu tư SX năng lượng tái tạo và phân bón hữu cơ (bao gồm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch quản lý chất thải nông nghiệp).

Từ thực tiễn đó, hai ngân hàng đề xuất ADB xem xét mở rộng đối tượng cho vay, không chỉ giới hạn ở việc xây dựng công trình biogas, mà cả việc đầu tư mua con giống, vật tư nông nghiệp, xây dựng chuồng trại đạt chuẩn… Như vậy, công tác giải ngân hợp phần 2 mới đạt được mục tiêu đề ra.

Đến thời điểm này, 74 mô hình trình diễn về SX nông nghiệp giảm phát thải khí nhà kính cũng đã được đề xuất bởi các tỉnh tham gia dự án.

Những đề xuất này dựa trên nhu cầu thực tế của tỉnh.

Tuy nhiên, họ vẫn còn thiếu thiết kế chi tiết.

BQL dự án LCASP Trung ương và tư vấn đang phát triển các thiết kế mẫu cho các mô hình hiệu quả sử dụng chất thải chăn nuôi cho các trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn.

Hai định chế tài chính tham gia dự án (ngân hàng NN-PTNT (Agribank); ngân hàng Hợp tác xã) cũng đã tiến hành giải ngân dòng tín dụng cho cho các công trình khí sinh học xây dựng.

Trong quý 2/2015, BQL dự án LCASP Trung ương đã phối hợp với các định chế tài chính trong việc tổ chức hội thảo tập huấn về thông tin, phổ biến các quy định, thủ tục và định mức tín dụng cho nông dân ở cấp xã, cấp huyện và cán bộ kỹ thuật.

Trong quý 3/2015, Agribank đã giải ngân được 2,65 tỷ đồng cho 36 công trình khí sinh học.

Tuy nhiên, theo phản ánh của đại diện 2 hai định chế tài chính tham gia dự án là Agribank và ngân hàng Hợp tác xã, hoạt động giải ngân rất khó khăn, do lãi suất cho vay của dự án ở thời điểm hiện tại là khá cao so với mặt bằng chung.

Mặt khác, khách hàng vay vốn với số tiền không lớn (khoảng 20 triệu đồng trở xuống) để xây dựng công trình khí sinh học cỡ nhỏ, nhưng thủ tục cho vay khá khắt khe (người vay phải thế chấp sổ đỏ).

Hiện tại, Agribank mới chỉ giải ngân được 9% tổng số vốn tín dụng nhận được.


Có thể bạn quan tâm

Vì Sao Vẫn Phụ Thuộc 70% Giống Lúa Lai Nhập Khẩu? Vì Sao Vẫn Phụ Thuộc 70% Giống Lúa Lai Nhập Khẩu?

Sau hơn 20 năm tiếp cận với giống lúa lai, tới nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 70% nhu cầu giống lúa lai hàng năm, chủ yếu từ Trung Quốc.

05/12/2014
Cùng Vun Đắp Sự Phát Triển Vùng Cam Cùng Vun Đắp Sự Phát Triển Vùng Cam

Những năm qua, trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Agribank luôn là ngân hàng đầu tầu, đồng hành có hiệu quả với sự phát triển của người nông dân, đúng như tên gọi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT của mình.

19/07/2014
Sản Lượng Đánh Bắt Và Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Tỉnh Tăng 3,5% Cùng Kỳ Sản Lượng Đánh Bắt Và Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Tỉnh Tăng 3,5% Cùng Kỳ

Đến nay, có 8.463 tàu đã được đăng ký, 284 tàu chưa đăng ký. Đội tàu hoạt động ven bờ có 6.664 tàu, vùng lộng 1.831 tàu, xa bờ 252 tàu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng, sự phân bố cường lực khai thác hiện nay vẫn không đồng đều giữa các vùng, tại vùng biển xa bờ có số lượng tàu ít, trong khi đó ngư trường khai thác lại rộng lớn do đó cường lực khai thác thấp.

05/12/2014
Thanh Long Ruột Đỏ 60.000 Đồng/kg Thanh Long Ruột Đỏ 60.000 Đồng/kg

Ông Trần Hữu Danh, Giám đốc Công ty TNHH Long Việt (xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo) chuyên cung ứng và xuất khẩu trái thanh long với quy mô lớn, cho biết ngày 3-12 giá thanh long ruột đỏ tiếp tục đứng ở mức cao, dao động quanh mức 60.000 đồng/kg.

06/12/2014
Đánh Bắt Cá Ngừ Kiểu Nhật Bản Đánh Bắt Cá Ngừ Kiểu Nhật Bản

Được UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ kinh phí nâng cấp hầm lạnh, dụng cụ giết mổ cá, thiết bị đánh bắt mới và hướng dẫn cách bảo quản chất lượng cá ngừ đại dương (CNĐD) theo kiểu Nhật Bản, 2 chiếc tàu đánh bắt cá ngừ đã hoàn thành chuyến biển trở về, ngư dân phấn khởi.

19/07/2014