Thêm giống ngô biến đổi gen được đưa ra thị trường

Cty Dekalb Việt Nam vừa tổ chức buổi giới thiệu giống ngô biến đổi gen Dekalb Genuity, chính thức đưa ra thị trường giống ngô Việt Nam.
Dekalb Genuity là giống ngô dựa trên nền tảng giống ngô lai Dekalb (chịu trồng dày, chống đổ ngã tốt, năng suất cao và ổn định), được tích hợp công nghệ Genuity giúp bảo vệ năng suất (quản lý cỏ dại hiệu quả; kháng các loại sâu chính gồm sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang) và công nghệ xử lý hạt giống Acceleron.
Với công nghệ mới, giống ngô này sẽ giúp nông dân kiểm soát cỏ dại được dễ dàng, hiệu quả hơn khi có thể phun trùm thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate trên ruộng ngô mà không cần phải che chắn, đồng thời giúp nông dân hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, công lao động và bảo vệ sức khỏe.
Trước khi đưa giống Dekalb Genuity ra thị trường, Cty Dekalb đã thực hiện hơn 200 điểm trình diễn tại nhiều vùng trồng ngô lớn trong cả nước.
Sau vụ trồng thử đầu tiên, nông dân đã có phản ứng tích cực với giống ngô mới này.
Giá bán hạt giống của giống ngô Dekalb Genuity sẽ là 190.000 đ/kg, cao hơn so với giống ngô thường (120.000 đ/kg).
Tuy nhiên, với việc giảm chi phí trừ cỏ, chi phí thuốc trừ sâu, công lao động…, cộng với năng suất cao hơn, chất lượng hạt thương phẩm tốt và đồng đều hơn, dự báo hiệu quả kinh tế mà giống Dekalb Genuity mang lại cho nông dân sẽ cao hơn so với những giống ngô thường.
Bên cạnh đó, Cty Dekalb cũng sẽ tiếp tục tiến hành hỗ trợ, giúp nông dân cải thiện kỹ năng canh tác, quản lý đồng ruộng nhằm phát huy được hiệu quả của giống ngô mới.
Đại diện Cty Dekalb dự báo rằng trong năm 2016, diện tích sử dụng các giống ngô GMO ở Việt Nam có thể chiếm 12 - 15% tổng diện tích canh tác ngô.
Có thể bạn quan tâm

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.

Tuy được cảnh báo là dịch bệnh nguy hiểm nhưng đến nay, bệnh trắng lá mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn chưa được khống chế.

Gia đình ông Hà Trọng Tâm ở khu 4, xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh là một trong những hộ có năng suất chè cao nhất ở xã, bình quân đạt khoảng 18 đến 20 tấn/ha/năm. Với diện tích gần 4ha chè và chế biến chè khô, mỗi năm gia đình ông thu được gần 200 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi xấp xỉ 100 triệu đồng.