Thêm giống ngô biến đổi gen được đưa ra thị trường

Cty Dekalb Việt Nam vừa tổ chức buổi giới thiệu giống ngô biến đổi gen Dekalb Genuity, chính thức đưa ra thị trường giống ngô Việt Nam.
Dekalb Genuity là giống ngô dựa trên nền tảng giống ngô lai Dekalb (chịu trồng dày, chống đổ ngã tốt, năng suất cao và ổn định), được tích hợp công nghệ Genuity giúp bảo vệ năng suất (quản lý cỏ dại hiệu quả; kháng các loại sâu chính gồm sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang) và công nghệ xử lý hạt giống Acceleron.
Với công nghệ mới, giống ngô này sẽ giúp nông dân kiểm soát cỏ dại được dễ dàng, hiệu quả hơn khi có thể phun trùm thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate trên ruộng ngô mà không cần phải che chắn, đồng thời giúp nông dân hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, công lao động và bảo vệ sức khỏe.
Trước khi đưa giống Dekalb Genuity ra thị trường, Cty Dekalb đã thực hiện hơn 200 điểm trình diễn tại nhiều vùng trồng ngô lớn trong cả nước.
Sau vụ trồng thử đầu tiên, nông dân đã có phản ứng tích cực với giống ngô mới này.
Giá bán hạt giống của giống ngô Dekalb Genuity sẽ là 190.000 đ/kg, cao hơn so với giống ngô thường (120.000 đ/kg).
Tuy nhiên, với việc giảm chi phí trừ cỏ, chi phí thuốc trừ sâu, công lao động…, cộng với năng suất cao hơn, chất lượng hạt thương phẩm tốt và đồng đều hơn, dự báo hiệu quả kinh tế mà giống Dekalb Genuity mang lại cho nông dân sẽ cao hơn so với những giống ngô thường.
Bên cạnh đó, Cty Dekalb cũng sẽ tiếp tục tiến hành hỗ trợ, giúp nông dân cải thiện kỹ năng canh tác, quản lý đồng ruộng nhằm phát huy được hiệu quả của giống ngô mới.
Đại diện Cty Dekalb dự báo rằng trong năm 2016, diện tích sử dụng các giống ngô GMO ở Việt Nam có thể chiếm 12 - 15% tổng diện tích canh tác ngô.
Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.