Thêm giống lúa ngắn ngày

Vụ mùa 2015, Trạm Khuyến nông huyện Nam Sách (Hải Dương) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực & cây thực phẩm) trình diễn mô hình thâm canh giống lúa thuần chất lượng ngắn ngày N25.
Lúa N25 đã khảo nghiệm trên diện rộng ở Thái Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Bình... và được công nhận SX thử. Ông Hà Văn Nhân, tác giả của N25 cho biết, đây là giống ngắn ngày, chịu thâm canh cao, cứng cây.
TGST vụ mùa 85 - 90 ngày; vụ xuân 115 - 120 ngày. Chiều cao cây 98 - 102 cm, dạng hình gọn, thân đứng, lá to màu xanh vàng. Tốc độ sinh trưởng và thời gian vào chắc đến chín hạt nhanh, số hạt/bông đạt 125 - 180, tỷ lệ lép thấp (< 10%), trọng lượng 1.000 hạt 22 - 23 gr.
Chất lượng gạo mềm, ngon, vị đậm, mùi thơm nhẹ. Năng suất khoảng 60 - 65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70 tạ/ha.
Vụ mùa 2015, N25 được SX với quy mô 5 ha tại 5 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nam Sách. Giống đối chứng là Khang dân 18 (giống phổ biến tại địa phương).
Qua theo dõi cho thấy, gieo cấy cùng thời điểm, chăm sóc như nhau, 2 giống lúa có khả năng đẻ nhánh tương đương nhau (trung bình đạt 9 dảnh hữu hiệu/khóm). Song TGST của giống Khang dân 18 dài hơn giống N25 từ 5 - 7 ngày.
Thời gian từ cấy đến đứng cái, từ đứng cái đến trổ bông của hai giống lúa Khang dân 18 và N25 tương đương nhau nhưng khả năng trổ thoát của N25 nhanh hơn 2 - 3 ngày.
Nổi bật nhất là giống N25 từ trỗ đến chín ngắn hơn Khang dân 18 từ 3 - 4 ngày.
Như vậy so sánh về TGST của 2 giống thì N25 ngắn hơn Khang dân 18 từ 5 - 7 ngày. Đây là một đặc điểm ưu việt của giống để nông dân có thể tranh thủ thời gian bố trí các cây vụ đông sớm có giá trị kinh tế cao.
Mặt khác, theo nhiều nông dân đánh giá, sớm được cả tuần như vậy sẽ bớt được rất nhiều chi phí về thuốc BVTV, nước tưới...
Đánh giá về khả năng chống chịu bất lợi thời tiết và kháng sâu bệnh của 2 giống lúa cho thấy: Do tán lá thẳng đứng, màu lá hanh vàng từ thời lúa con gái nên N25 không bị sâu bệnh hại nhiều.
Vụ mùa 2015 bệnh khô vằn lại nhiễm nhiều trên giống Khang dân 18 ở mức vừa đến trung bình nhưng N25 sạch bệnh.
Thời tiết vụ mùa năm nay có nhiều diễn biến phức tạp (giai đoạn lúa đẻ nhánh hữu hiệu và làm đòng gặp nắng nóng kéo dài, giai đoạn đứng cái lại có mưa lớn nhiều ngày) nhưng giống N25 vẫn thích ứng rất tốt.
So sánh về năng suất thực thu thì 2 giống cho năng suất tương đương (2 - 2,2 tạ/sào) nhưng về chất lượng gạo thì N25 vượt trội hơn hẳn: trắng trong, cơm dẻo, không dính và có vị đậm.
Với những ưu điểm nổi trội của N25 cho thấy đây là giống lúa có triển vọng thay thế Khang dân 18 bởi ngắn ngày, kháng sâu bệnh tốt, ít mẫn cảm với thời tiết bất lợi, chất lượng gạo ngon, rất thích hợp cho các vùng luân canh 3 - 4 vụ/năm, giảm được nhiều chi phí cho nông dân và tăng giá trị thu nhập
Có thể bạn quan tâm

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy.

Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰

Chính phủ Hà Lan và các nhà tài trợ nước này vừa ký kết với Bộ NN-PTNT “Dự án hợp tác công tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại VN” trị giá gần 1,4 triệu EURO. Đây là dự án tài trợ lớn, tạo cú hích cho ngành cao cao VN phát triển.

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất

Năm 2011, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư đã xây dựng mô hình ương cua khay thí điểm ở xã Hương Phong (Hương Trà) và Quảng Phước (Quảng Điền), tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi thực hiện, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.