Thêm giống lúa ngắn ngày

Vụ mùa 2015, Trạm Khuyến nông huyện Nam Sách (Hải Dương) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực & cây thực phẩm) trình diễn mô hình thâm canh giống lúa thuần chất lượng ngắn ngày N25.
Lúa N25 đã khảo nghiệm trên diện rộng ở Thái Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Bình... và được công nhận SX thử. Ông Hà Văn Nhân, tác giả của N25 cho biết, đây là giống ngắn ngày, chịu thâm canh cao, cứng cây.
TGST vụ mùa 85 - 90 ngày; vụ xuân 115 - 120 ngày. Chiều cao cây 98 - 102 cm, dạng hình gọn, thân đứng, lá to màu xanh vàng. Tốc độ sinh trưởng và thời gian vào chắc đến chín hạt nhanh, số hạt/bông đạt 125 - 180, tỷ lệ lép thấp (< 10%), trọng lượng 1.000 hạt 22 - 23 gr.
Chất lượng gạo mềm, ngon, vị đậm, mùi thơm nhẹ. Năng suất khoảng 60 - 65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70 tạ/ha.
Vụ mùa 2015, N25 được SX với quy mô 5 ha tại 5 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nam Sách. Giống đối chứng là Khang dân 18 (giống phổ biến tại địa phương).
Qua theo dõi cho thấy, gieo cấy cùng thời điểm, chăm sóc như nhau, 2 giống lúa có khả năng đẻ nhánh tương đương nhau (trung bình đạt 9 dảnh hữu hiệu/khóm). Song TGST của giống Khang dân 18 dài hơn giống N25 từ 5 - 7 ngày.
Thời gian từ cấy đến đứng cái, từ đứng cái đến trổ bông của hai giống lúa Khang dân 18 và N25 tương đương nhau nhưng khả năng trổ thoát của N25 nhanh hơn 2 - 3 ngày.
Nổi bật nhất là giống N25 từ trỗ đến chín ngắn hơn Khang dân 18 từ 3 - 4 ngày.
Như vậy so sánh về TGST của 2 giống thì N25 ngắn hơn Khang dân 18 từ 5 - 7 ngày. Đây là một đặc điểm ưu việt của giống để nông dân có thể tranh thủ thời gian bố trí các cây vụ đông sớm có giá trị kinh tế cao.
Mặt khác, theo nhiều nông dân đánh giá, sớm được cả tuần như vậy sẽ bớt được rất nhiều chi phí về thuốc BVTV, nước tưới...
Đánh giá về khả năng chống chịu bất lợi thời tiết và kháng sâu bệnh của 2 giống lúa cho thấy: Do tán lá thẳng đứng, màu lá hanh vàng từ thời lúa con gái nên N25 không bị sâu bệnh hại nhiều.
Vụ mùa 2015 bệnh khô vằn lại nhiễm nhiều trên giống Khang dân 18 ở mức vừa đến trung bình nhưng N25 sạch bệnh.
Thời tiết vụ mùa năm nay có nhiều diễn biến phức tạp (giai đoạn lúa đẻ nhánh hữu hiệu và làm đòng gặp nắng nóng kéo dài, giai đoạn đứng cái lại có mưa lớn nhiều ngày) nhưng giống N25 vẫn thích ứng rất tốt.
So sánh về năng suất thực thu thì 2 giống cho năng suất tương đương (2 - 2,2 tạ/sào) nhưng về chất lượng gạo thì N25 vượt trội hơn hẳn: trắng trong, cơm dẻo, không dính và có vị đậm.
Với những ưu điểm nổi trội của N25 cho thấy đây là giống lúa có triển vọng thay thế Khang dân 18 bởi ngắn ngày, kháng sâu bệnh tốt, ít mẫn cảm với thời tiết bất lợi, chất lượng gạo ngon, rất thích hợp cho các vùng luân canh 3 - 4 vụ/năm, giảm được nhiều chi phí cho nông dân và tăng giá trị thu nhập
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, toàn huyện Triệu Phong phát động Chương trình xây dựng NTM với sự tham gia của đông đảo các tổ chức, hội, đoàn thể.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm giúp nông dân tỉnh này nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Đến Bôn Hoang 2, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, Gia Lai) hỏi gia đình Mí Loan thì hầu như ai cũng biết, bởi lẽ đây là gia đình nghèo nhất buôn... Chồng bỏ đi để lại cho Mí Loan hai đứa con nhỏ.

“Cách làm giàu từ rừng của ông Dấu được nhiều nông dân học hỏi. Nhờ thế mà không chỉ màu xanh của rừng được giữ vững, tăng cường mà đời sống của nhiều nông dân cũng cải thiện rất tốt” – ông Đặng Xuân Hòa- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Uyên (Lai Châu), bảo vậy.

Một doanh nghiệp đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại TP Bạc Liêu. Lãnh đạo đơn vị này ví nơi nuôi tôm như những resort.