Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thêm cơ hội cho gạo Việt Nam

Thêm cơ hội cho gạo Việt Nam
Ngày đăng: 25/09/2015

Cơ hội cho gạo Việt Nam vẫn rất lớn

Hỗ trợ doanh nghiệp và người trồng lúa

Thời gian cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông xuân 2014 - 2015 theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã được gia hạn đến hết ngày 31/10/2015 (không có hỗ trợ lãi suất) thay vì ngày 31/8/2015 như trước đó.

Đây là một trong những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gạo những tháng cuối năm được

Chính phủ đưa ra, góp phần giữ ổn định giá lúa gạo trong nước, hỗ trợ nông dân tiêu thụ lúa gạo, yên tâm sản xuất.

Vì thế, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long những ngày đầu tháng 9/2015 đã tăng từ 50 - 100 đồng/kg tùy loại, so với cuối tháng 8. Cụ thể: Giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 4.850 - 4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm khoảng 6.300 - 6.400 đồng/kg; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.150 - 6.250 đồng/kg…

Được biết, hoạt động mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2015 được triển khai từ ngày 1/3 đến 15/4/2015, thời gian cho vay tạm trữ trong 6 tháng, đến hết ngày 31/8, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ với thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 4 tháng kể từ ngày mua tạm trữ đến hết ngày 30/6/2015.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giao 20 ngân hàng thương mại cho vay mua tạm trữ thóc, gạo.

Thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho thấy, đến hết tháng 8 doanh số cho vay chương trình tạm trữ 1 triệu tấn gạo năm 2015 đạt khoảng 8.318 tỷ đồng. Thực tế, các ngân hàng thương mại luôn chủ động nguồn tiền cho vay đối với hoạt động thu mua lúa gạo và xuất khẩu mặt hàng này chứ không chỉ tập trung cho vay tạm trữ.

Ước tính đến giữa tháng 4/2015, các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã cho vay thu mua lúa gạo khoảng 34.400 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ.

Kỳ vọng vào hợp đồng lớn

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) , từ tháng 1 đến hết tháng 8/2015, cả nước đã xuất khẩu được 3,818 triệu tấn gạo với trị giá FOB là 1,591 tỷ USD và trị giá CIF 1,641 tỷ USD. Năm 2015, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo, với con số đạt được 8 tháng qua thì 4 tháng cuối năm phải đảm bảo xuất được khoảng 2,9 triệu tấn, trung bình mỗi tháng là hơn 700.000 tấn.

Được biết, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước đang chờ kết quả mở thầu 750.000 tấn gạo 25% tấm của Philippines. Với những ưu thế nhất định về giá, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang kỳ vọng vào việc trúng thầu lần này, bởi so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan thì giá gạo Việt Nam đang thấp hơn khoảng 15 USD/tấn.

Dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) cho biết, đến hết tháng 7 năm nay nguồn cung cấp mới mặt hàng gạo ở hầu hết các nước châu Á sẽ bị hạn chế do qua vụ thu hoạch. Riêng Thái Lan, sản lượng gạo dự kiến giảm đến 2 triệu tấn do tình hình khô hạn ảnh hưởng đến gieo trồng.

Trong khi đó, nhiều thị trường nhập khẩu gạo lớn như châu Phi, Tây Á và Philippines vẫn đang gia tăng nhu cầu nhập khẩu gạo. Vì thế, cơ hội cho gạo của Việt Nam vẫn là rất lớn nếu các doanh nghiệp biết khai thác tốt thị trường, chủ động trong đàm phán hợp đồng.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam đang phải cạnh tranh với gạo của nhiều nước như :Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và gần đây nhất là Campuchia.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi

Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

29/09/2013
Trăn Trở Của “Vua Sâm Ba Kích” Trăn Trở Của “Vua Sâm Ba Kích”

Ông Bhríu Pố (thôn A Rớh, xã Lăng, Tây Giang) - người được mệnh danh là “vua sâm ba kích” của Quảng Nam bây giờ vẫn gắn chặt với núi rừng và những cây ba kích của mình. Trăn trở lớn nhất của ông là làm thế nào để giống cây quý hiếm này trở thành loại cây chủ lực giúp nhân dân địa phương thoát nghèo.

29/09/2013
Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm Mực Nước Lũ Lên Nhanh, Gây Khó Khăn Cho Các Hộ Nuôi Tôm

Tính đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cho tôm lên ruộng được gần 2 tháng, tôm đang phát triển tốt.

01/10/2013
Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hàng Chục Triệu Con Giống Các Loại Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hàng Chục Triệu Con Giống Các Loại

9 tháng của năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã sản xuất và tiêu thụ 55,7 triệu con cá tra bột; 9,5 triệu con post tôm càng xanh toàn đực; 7,1 triệu con và 6.638 kg cá giống các loại, như: Cá tra, lươn đồng, cá lóc, cá hô, cá lăng nha, cá chạch, cá chép, cá trôi, cá mè vinh, cá sặc rằn.

01/10/2013
Bẫy Ghẹ Khơi Xa Bẫy Ghẹ Khơi Xa

Cũng như nhiều ngư dân khác của huyện Hải Hà (Quảng Ninh), anh Lê Quý Trọng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tiến Tới đang tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, trời yên biển lặng để ra khơi. Là ngư dân hoạt động kiêm nghề, trong những chuyến khai thác đầu tiên của vụ cá Bắc năm nay, tàu của anh chủ yếu là khai thác bằng nghề lồng bẫy. Đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy là ghẹ, cua, ốc hương, mực, tôm, bạch tuộc...

02/10/2013