Thê Thảm Giá Nhím

Ông Trịnh Văn Sinh, ở khu phố 2, thị trấn huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) cho biết, hiện nay gia đình ông và hàng trăm hộ nuôi nhím thịt, nhím sinh sản trên địa bàn huyện đang lao đao, chán nản vì nhím nuôi trên thị trường rớt giá thê thảm. Nhím sinh sản ra, nuôi lớn đến độ giết thịt mà không bán được.
Đến nay, sau hơn 6 năm nuôi nhím sinh sản, tổng đàn nhím nuôi của gia đình ông Sinh hiện có gần 100 con (trong đó có 30 đôi nhím gốc bố mẹ). Đây là trang trại nuôi nhím lớn nhất huyện Quan Hóa và là điển hình nuôi nhím của tỉnh Thanh Hóa. Số nhím bố mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 2 con, nên tổng đàn nhím của gia đình ông Sinh đang gia tăng rất nhanh.
Ông Sinh cho biết thêm, cách đây hơn một năm, giá nhím giống là 2 triệu đồng/kg (mỗi cặp nhím giống gồm một con đực, một con cái nặng khoảng 8 kg, bán được 16 triệu đồng); giá nhím thịt là 500.000 đồng/kg hơi. Nhưng hiện nay, giá nhím giống xuống còn 4 triệu đồng/một đôi nặng 8kg; giá nhím thịt xuống còn 250.000 đồng/kg. Do giá rớt thê thảm, nên nhiều hộ nuôi nhím ở Quan Hóa không muốn cho ăn, chăm sóc loài động vật hoang dã này. Rất may nhím là loài động vật dễ nuôi, chi phí thức ăn cũng thấp.
Theo những người nuôi nhím ở huyện Quan Hóa cho biết thêm, nguyên nhân giá nhím nuôi rớt thê thảm như hiện nay là do các hộ dân không đổ xô đi mua nhím giống nuôi như trước kia nữa. Bởi việc nuôi nhím, bán nhím giống, đặc biệt là bán nhím thịt đang "vướng" vào nhiều thủ tục chặt chẽ của ngành kiểm lâm. Mỗi khi nhím đẻ, bán nhím giống, người nuôi nhím đều phải báo cáo, xin phép cơ quan kiểm lâm sở tại, với nhiều thủ tục nhiêu khê. Trong khi đó, hiện người nuôi nhím đã thuần dưỡng, muốn làm thịt, bán thịt nhím ra thị trường như các động vật khác cũng khó.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Chí Chiều- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quan Hóa cho biết: "Hiện nay, trên địa bàn huyện có 209 hộ nuôi nhốt nhím sinh trưởng, sinh sản, với tổng số lượng trên 1.000 con. Quan Hóa là huyện có số hộ nuôi nhím và tổng đàn lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Giá nhím nuôi hiện nay đang rớt thê thảm là do đầu ra gặp khó khăn, gây nhiều vất vả cho các hộ nuôi nhím. UBND huyện Quan Hóa đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ NN-PTNT giao việc cấp giấy phép nuôi nhốt nhím- động vật hoang dã thông thường cho cơ quan chức năng cấp huyện, để người dân xin cấp phép thuận tiện hơn..."
Được biết, ngoài huyện Quan Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn có hàng nghìn hộ dân nuôi nhím ở các huyện miền núi như: Thạch Thành, Quan Sơn, Thường Xuân... và nhiều huyện trung du, đồng bằng đang lao đao, chán nản với loài động vật hoang dã thông thường này, vì bí đầu ra cho hàng chục nghìn con nhím đang sinh sản và đến độ tuổi xuất chuồng, bán nhím thịt mà không ai mua.
Có thể bạn quan tâm

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b

Khi thời tiết ấm lên cần tranh thủ gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, xong trước ngày 25-2; có kế hoạch gieo mạ bổ sung đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ và lúa.

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).

Chị An chia sẻ, dù biết công chăm sóc cộng tiền giống cũng gần bằng mua ở ngoài chợ, có khi đắt hơn, nhưng tự trồng để ăn thì có cảm giác an toàn hơn.

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.