Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thay thế dòng tôm xuất khẩu chủ lực

Thay thế dòng tôm xuất khẩu chủ lực
Ngày đăng: 07/08/2015

Thông tin được Phó tổng cục Thủy sản - Phạm Anh Tuấn cho biết tại họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 5/8.

Theo ông Tuấn, xuất khẩu tôm Việt Nam thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn. Thống kê 6 tháng giảm cả sản lượng lẫn giá trị do nhu cầu thế giới và bất lợi về tỷ giá. Dù nhận định từ nay đến cuối năm, nhu cầu về mặt hàng tôm tại các thị trường sẽ tăng đáng kể, song vị này cho rằng tình hình vẫn có thể thay đổi.

Do vậy, để tăng tính cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu, cơ quan quản lý cho biết sẽ chú trọng tăng sản lượng tôm sú nuôi quảng canh thay vì tôm thẻ chân trắng như hiện nay. Lý do là khi sức mua yếu, tỷ giá bất lợi, giá bán tôm thẻ chân trắng giảm xuống khá thấp, Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các quốc gia khác, chưa kể rủi ro dịch bệnh. Trong khi tôm sú được nuôi với mô hình quảng canh cải tiến, chi phí sản xuất thấp, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế về giá bán.

Về lâu dài, ông Tuấn cho biết, ngành thủy sản sẽ đẩy mạnh tôm lúa và tôm rừng bởi diện tích có thể mở rộng, nâng cao được năng suất, giá thành thấp. Đây cũng là cơ sở để dần thay đổi thói quen canh tác, nuôi trồng cho các hộ nuôi trồng hiện nay.

Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ 2014, trong đó thị trường nhập khẩu chính là Mỹ chỉ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2%.

Nguyên nhân khiến giá trị mặt hàng này giảm vì sản lượng tôm thế giới tăng, giá xuất khẩu của Ấn Độ, Thái Lan sang các thị trường chính giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường Mỹ giảm bớt do sản lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nước xuất khẩu đổ xô vào thị trường Mỹ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tại đây “ép giá” tôm Việt Nam.

Dự báo về tình hình nửa cuối năm, cơ quan quản lý cho biết, lượng tôm xuất khẩu sẽ khả quan hơn so với đầu năm vì mùa thu hoạch tôm ở Ấn Độ đã kết thúc, trong khi các nước nhập khẩu đã vào mùa tiêu dùng. Đồng thời, lợi ích từ các FTA Việt Nam đã ký sẽ giúp mặt hàng tôm xuất khẩu có lợi thế về thuế suất.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi chạch đồng trong bể Nuôi chạch đồng trong bể

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang) đang thử nghiệm nuôi khoảng 2 vạn con chạch đồng trong bể với diện tích 200m2 tại đơn vị.

12/10/2015
Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò

Ủ chua rơm rạ: Hố ủ cần xây chắc chắn, ở nơi cao ráo, dễ che đậy kín, thuận tiện việc ủ và lấy ra, có thể xây bằng gạch hoặc có thể dùng túi nylon dày và to để ủ. Kích thước tùy thuộc vào lượng rơm rạ cần ủ, cứ 1m3 hố ủ được 100kg rơm, hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén rơm.

12/10/2015
Làm giàu nhờ nuôi gà ri Làm giàu nhờ nuôi gà ri

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế, cho năng suất và lợi nhuận cao, trong đó có mô hình nuôi gà ri lấy trứng của ông Lê Văn Dũ - ngụ ấp 4.

12/10/2015
Đà Lạt có thung lũng nai vàng Đà Lạt có thung lũng nai vàng

Cách mặt tiền đường Ba Tháng Tư, Đà Lạt khoảng một cây số có một thung lũng nhân nuôi 15 con nai vàng trưởng thành. Không gian nơi đây thoáng mát, yên tĩnh, cỏ cây xanh tốt tự nhiên khiến cho đàn nai nhanh chóng thích nghi từ những tháng đầu “nhập cư”.

12/10/2015
Tập trung khống chế bệnh lở mồm long móng cho gia súc Tập trung khống chế bệnh lở mồm long móng cho gia súc

Gần một tháng nay, ngành Thú y và huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên - địa phương xảy ra bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn bò - đang tập trung bao vây khống chế, không để bệnh LMM phát tán, lây lan rộng thành dịch.

12/10/2015