Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thầy Giáo Trẻ Với Trang Trại Tiền Tỷ Trên Mảnh Đất Khó

Thầy Giáo Trẻ Với Trang Trại Tiền Tỷ Trên Mảnh Đất Khó
Ngày đăng: 28/03/2013

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm I Hà Nội, khoa Thể chất rồi về công tác tại một trường cấp III. Để làm tiếp giấc mơ của người cha đã quá cố, thầy giáo Nguyễn Văn Ngợi vừa làm công việc giảng dạy vừa xây dựng một trang trại lớn nhất nhì trong tỉnh.

Thầy Nguyễn Văn Ngợi (sinh năm 1985) giáo viên bộ môn thể chất trường THPT Nông Cống I, chưa đầy 30 tuổi nhưng thầy giáo Ngợi đã có một trang trại lớn tổng hợp về cả gia súc, gia cầm lên đến hàng tỷ đồng. 
Nằm trên dãy núi Nưa của xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, trang trại của thầy giáo Ngợi bao gồm hơn 200 con trâu, bò, hàng trăm con dê, lợn, gà. Trải qua gần 6 năm phấn đấu, nỗ lực, giờ đây ước tính trang trại trên 30 ha đất núi của thầy với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng.

Sẽ không có ngày thầy giáo Ngợi lại làm chủ một trang trại hàng trăm con gia súc, gia cầm như bây giờ nếu như người cha già của anh không đột ngột qua đời vì căn bệnh ung thư. Người cha với ước mơ lập nên một trang trại lớn nhưng mới chỉ gây dựng được gần 100 con trâu bò thì tai họa giáng xuống khiến ông qua đời. 
Phần vì thương cha, phần vì muốn làm theo ước nguyện mà ngày còn sống bố anh đã dày công nghiên cứu, thầy Ngợi đã không quản khó khăn, vất vả, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi từ những người đi trước.

Những ngày đầu bước vào công việc mới thật gian nan, mỗi ngày, thầy phải sắp xếp, lên lịch làm sao để việc đi dạy và công việc làm trang trại không thể chồng chéo nhau. 
Thầy chia sẻ: “Lúc đó mình vẫn nghĩ nhất định không thể bỏ nghề đi dạy, nhưng cũng không thể từ bỏ ước nguyện và đam mê của bố khi còn sống. Thế là dù những ngày đầu tuy có gian nan, vất vả, vẫn nhủ sẽ phải cố gắng. Dù là 5 năm hay 10 năm nhưng nhất định phải làm được”.

Tuy nhiên, chỉ sau những giờ lên lớp, thầy mới bắt tay vào những việc làm khác. Vừa làm, vừa nghiên cứu sách, vừa học hỏi từ những người có kinh nghiệm, dần dần thầy Ngợi đã gây dựng thêm được số lượng đàn trâu bò. 
Sau 1 năm, trang trại của thầy đã được UBND tỉnh Thanh Hóa nghiệm thu đạt tiêu chuẩn quy mô, mô hình cấp tỉnh và được hỗ trợ 700 triệu đồng không hoàn lại. Đàn trâu, bò từ số ít ỏi ban đầu lên gần 130 con bò và hơn 100 con trâu. 
Sau đó thầy lại đầu tư thả thêm 150 con dê và đàn heo cỏ 70 con, tạo cho thu nhập ngày càng cao, giải quyết được việc làm cho hàng chục lao động trong xã. Hiện, thầy Ngợi đang trồng thử nghiệm thêm loại cây keo để vừa tạo thêm thu nhập lại tận dụng được diện tích đất rộng.

Sau những gắn bó với nghề chăn nuôi, thầy nhận ra yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi đó là chuồng trại phải xây dựng đúng quy cách, bảo đảm ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tiêm phòng dịch bệnh định kỳ và vệ sinh chuồng trại thường xuyên. 
Cùng với việc được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trong chăn nuôi thông qua kênh của Đoàn, của hội nông dân xã, huyện nên trang trại của thầy ngày càng phát triển. Mỗi năm, gia đình thầy giáo trẻ này thu về 300 – 400 triệu đồng từ trang trại.

Dù bận rộn nhưng thầy giáo Ngợi vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Hiện thầy đang là ủy viên ban chấp hành đoàn xã Phú Nhuận. Thầy đi đầu trong các phong trào do đoàn xã phát động, nhất là tham gia mô hình thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương. 
Cũng vẫn không quên hoàn thành nhiệm vụ của một thầy giáo, vừa năng động, nhiệt tình, vui vẻ và hòa đồng. Giờ đây, ngoài những giờ lên lớp đều đặn, hoàn thành các tiết học, thầy Ngợi lại dành thời gian cho trang trại tổng hợp của mình.

Với những gì đã làm được, thầy Ngợi đã được nhận rất nhiều bằng khen của UBND tỉnh, của chi đoàn huyện, tỉnh, của trung ương đoàn về đạt thành tích phong trào thi đua. 
Đặc biệt, thầy Ngợi được tỉnh Thanh Hóa trao giải “Điển hình thi đua yêu nước toàn tỉnh” năm 2010, và là một trong tám nhà nông trẻ của Thanh Hóa vừa được nhận giải thưởng “Lương Định Của” năm 2012.


Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

26/07/2014
Phát Triển Thủy Sản Trong Mùa Mưa Phát Triển Thủy Sản Trong Mùa Mưa

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.

05/08/2014
Mô Hình Nuôi Gà Ri Lai Đabacô Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Ri Lai Đabacô Phát Huy Hiệu Quả

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.

26/07/2014
Nuôi Trâu, Bò Thương Phẩm Ở Mai Tùng (Phú Thọ) Nuôi Trâu, Bò Thương Phẩm Ở Mai Tùng (Phú Thọ)

Nói đến con trâu, bò người ta thường nghĩ ngay đến mục đích sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trâu, bò ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) còn có một tên gọi khác đó là “con xoá đói giảm nghèo bền vững”.

26/07/2014
Chính Phủ Hỗ Trợ Phát Triển Thủy Sản Chính Phủ Hỗ Trợ Phát Triển Thủy Sản

Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/7/2014 và có hiệu lực từ 25/8/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.

05/08/2014