Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thay Đổi Mô Hình Tăng Trưởng Nông Nghiệp

Thay Đổi Mô Hình Tăng Trưởng Nông Nghiệp
Ngày đăng: 28/06/2013

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

Giá lúa thấp, thị trường thu hẹp

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II tăng 2,2%, thấp hơn quý I (2,6%) chủ yếu do sản lượng lúa vùng ĐBSCL cơ bản tính vào giá trị sản xuất quý I; sản lượng thịt hơi trong quý II giảm so với quý I. 6 tháng đầu năm ước tăng toàn ngành đạt 2,4%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; trong đó: Nông nghiệp ước tăng 2,2%; lâm nghiệp ước tăng 5,7%; thủy sản ước tăng 2,5%.

Theo Bộ trưởng Vinh: "Khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp hiện nay là nhu cầu của thị trường giảm, giá lúa xuống thấp ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo và thu nhập của người nông dân".

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Minh đề xuất với Chính phủ cần có những biện pháp ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp mà trong nước có thể sản xuất được. Việc nhập khẩu các mặt hàng này để sản xuất ổn định nhưng lại gây khó khăn cho sản xuất trong nước, nhất là chăn nuôi. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị Chính phủ sớm công khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp để các địa phương biết để xây dựng tái cơ cấu hợp lý gắn với kinh tế thị trường.

Đồng tình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thanh cho rằng, hiện người nông dân rất khổ sở, khó khăn vì không biết nên sản xuất cái gì do việc quy hoạch vùng vẫn chưa rõ ràng. Ông Thanh đề nghị Chính phủ sớm cho triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp để các địa phương nắm rõ quy hoạch vùng, sản xuất theo định hướng thị trường.

Cần thay đổi mô hình tăng trưởng

Giải pháp 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, cấp bách nhất vẫn là đẩy mạnh thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. "Từ lúa gạo, cà phê, cao su, cá tra, tôm có xuất khẩu được thì mới tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để thúc đẩy việc chống buôn lậu các mặt hàng nông nghiệp. Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã được Thủ tướng thông qua và sẽ triển khai thời gian tới"- ông Phát cho biết.

Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang cho biết, đến thời điểm này, Bộ đã nhận được đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa của 12 tỉnh, thành, trong đó có Thanh Hóa, Hải Dương. Trong dự thảo Luật Đất đai 2003 (sửa đổi) có dự kiến cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa cho các địa phương với diện tích đất dưới 10ha. "Xin các địa phương chờ sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua để bộ có căn cứ quyết định" - ông Quang cho biết.

Về giải pháp cho phát triển nông nghiệp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị: Trước đây chúng ta áp dụng mô hình "2 tăng" để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đó là: Tăng sản lượng và tăng vốn. Nhưng nay cần phải thay đổi, áp dụng mô hình "1 giảm, 1 tăng, 2 theo và 3 hỗ trợ". Cụ thể, là giảm chi phí, tăng chất lượng, theo nhu cầu thị trường và theo hiệu quả. Cuối cùng là 3 hỗ trợ: Hỗ trợ tiếp thị tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu.

Riêng về vấn đề chuyển đổi mục đích sử đụng đất lúa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Trồng hoa, trồng cỏ hay nuôi bò, khi cần có thể san bằng để trả đất cho lúa. Mỗi năm chúng ta phải mất hàng tỷ USD để nhập ngô và khô đậu làm thức ăn chăn nuôi, nếu chuyển từ lúa sang trồng hai loại cây này thì tốt quá, nhưng cũng phải tính tới hiệu quả. Ngành nông nghiệp phải tập trung chỉ đạo quyết liệt để làm sao tăng năng suất, giảm chi phí".


Có thể bạn quan tâm

Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

21/11/2013
Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

21/11/2013
Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ, Giỏi Làm Kinh Tế Hoàn Thành Tốt Nhiệm Vụ, Giỏi Làm Kinh Tế

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

21/11/2013
Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu Cảnh Giác Giống Cá Chình Nhập Khẩu

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

22/11/2013
Sản Lượng Tôm Tăng Cao Do Người Dân Chuyển Diện Tích Nuôi Tôm Sú Sang Tôm Chân Trắng Sản Lượng Tôm Tăng Cao Do Người Dân Chuyển Diện Tích Nuôi Tôm Sú Sang Tôm Chân Trắng

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.

22/11/2013