Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cá ngừ theo chuỗi

Theo các địa phương, 6 tháng đầu năm 2015, khoảng 70% số tàu khai đã có nhiều tàu câu cá ngừ chuyển sang làm nghề khai thác cá chuồn vì hiệu quả cao hơn. Đầu năm 2015, giá cá ngừ trong nước giảm hơn so cùng kỳ năm 2014, giá cá ngừ câu vàng dao động 120.000 - 135.000 đồng/kg, cá giảm chất lượng, không đủ tiêu chuẩn sashimi và cá ngừ câu tay có giá 90.000 - 100.000 đồng/kg, giảm 10 - 20% so cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, giá cá ngừ vằn và một số loại cá ngừ khác giảm gần 30%, chỉ 20.000 - 28.000 đồng/kg.
Hiện nay, tại các địa phương, các mô hình liên kết chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đã được thành lập và vận hành bước đầu. Trong đó, ngư dân tham gia trong chuỗi đã được tập huấn kỹ thuật khai thác, bảo quản sau thu hoạch theo công nghệ tiên tiến. Doanh nghiệp tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân tham gia chuỗi, kết nối hợp tác quốc tế về hỗ trợ kỹ thuật và thương mại cho cá ngừ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá những ưu, nhược điểm của mô hình đang triển khai. Trong đó, một số khó khăn vướng mắc đã được nêu lên như: Ngư dân thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất, công nghệ khai thác và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, chuyển sang công nghệ tiên tiến gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư cũng như trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật của ngư dân…
Tổng cục Thủy sản cho biết, các chuỗi liên kết đang gặp nhiều vướng mắc như tàu khai thác, dịch vụ phục vụ khai thác cá ngừ bằng vỏ thép và vỏ vật liệu mới chỉ cải tiến bước đầu về hầm bảo quản, chưa đổi mới về công nghệ khai thác, bảo quản. Công nghệ dự báo ngư trường còn lạc hậu làm ngư dân chưa tin tưởng sử dụng. Chính sách tín dụng ngắn hạn (theo Nghị định 67 của Chính phủ) chưa thật sự được quan tâm đúng mức nên nhiều ngư dân vẫn bị các nậu, vựa chi phối... Theo đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đề nghị các cơ quan chức năng và địa phương nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các chuỗi liên kết, Ngân hàng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ vốn vay lưu động ngắn hạn cho ngư dân...
Có thể bạn quan tâm

Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.

Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người nông dân nói chung và nông dân Lạng Sơn nói riêng đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Trong đó, anh Hoàng Văn Nam, hội viên nông dân ở thôn Bản Háu, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan đã tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi dê rất hiệu quả, từ đó thực hiện ý tưởng vươn lên làm giàu.

Liên tiếp những ngày qua, nhiều người dân nuôi cá bè tại vịnh Mân Quang, P. Thọ Quang, TP Đà Nẵng thấp thỏm như ngồi trên lửa bởi cá chết hàng loạt, tính ra thiệt hại mỗi ngày khoảng 50 triệu đồng. Lại một lần nữa vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản an toàn được đặt ra với một TP biển như Đà Nẵng.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Thực hiện phát triển luân canh cây hoa màu trên đất lúa không chỉ làm tăng độ phì nhiêu cho đất mà còn góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân.