Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cá ngừ theo chuỗi

Theo các địa phương, 6 tháng đầu năm 2015, khoảng 70% số tàu khai đã có nhiều tàu câu cá ngừ chuyển sang làm nghề khai thác cá chuồn vì hiệu quả cao hơn. Đầu năm 2015, giá cá ngừ trong nước giảm hơn so cùng kỳ năm 2014, giá cá ngừ câu vàng dao động 120.000 - 135.000 đồng/kg, cá giảm chất lượng, không đủ tiêu chuẩn sashimi và cá ngừ câu tay có giá 90.000 - 100.000 đồng/kg, giảm 10 - 20% so cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, giá cá ngừ vằn và một số loại cá ngừ khác giảm gần 30%, chỉ 20.000 - 28.000 đồng/kg.
Hiện nay, tại các địa phương, các mô hình liên kết chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đã được thành lập và vận hành bước đầu. Trong đó, ngư dân tham gia trong chuỗi đã được tập huấn kỹ thuật khai thác, bảo quản sau thu hoạch theo công nghệ tiên tiến. Doanh nghiệp tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân tham gia chuỗi, kết nối hợp tác quốc tế về hỗ trợ kỹ thuật và thương mại cho cá ngừ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá những ưu, nhược điểm của mô hình đang triển khai. Trong đó, một số khó khăn vướng mắc đã được nêu lên như: Ngư dân thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất, công nghệ khai thác và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, chuyển sang công nghệ tiên tiến gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư cũng như trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật của ngư dân…
Tổng cục Thủy sản cho biết, các chuỗi liên kết đang gặp nhiều vướng mắc như tàu khai thác, dịch vụ phục vụ khai thác cá ngừ bằng vỏ thép và vỏ vật liệu mới chỉ cải tiến bước đầu về hầm bảo quản, chưa đổi mới về công nghệ khai thác, bảo quản. Công nghệ dự báo ngư trường còn lạc hậu làm ngư dân chưa tin tưởng sử dụng. Chính sách tín dụng ngắn hạn (theo Nghị định 67 của Chính phủ) chưa thật sự được quan tâm đúng mức nên nhiều ngư dân vẫn bị các nậu, vựa chi phối... Theo đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đề nghị các cơ quan chức năng và địa phương nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các chuỗi liên kết, Ngân hàng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ vốn vay lưu động ngắn hạn cho ngư dân...
Có thể bạn quan tâm

Một loạt các cơ hội đang mở ra để Việt Nam gia tăng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm tái cơ cấu nông nghiệp sau khi đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc.

Sau khi trúng thầu bán 450.000 tấn gạo cho Philippines, mới đây Việt Nam tiếp tục giành được hợp đồng bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, thời gian giao hàng từ tháng 10-2015 đến tháng 3-2016.

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày hôm qua 6-10, khẳng định đã phát hiện một hóa chất mới có trong thức ăn gia cầm có tên gọi là "vàng ô" ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và có khả năng gây bệnh ung thư.

Vụ mía đường 2015-2016 đã bắt đầu, nỗi lo toan của các nhà máy đường cũng bắt đầu do triển vọng tiêu thụ đường của thị trường không hề sáng sủa sau nhiều tháng suy giảm vừa qua.

Năm nước xuất khẩu gạo chính, gồm Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan và Mỹ, đều chịu chung ảnh hưởng từ biến động của thị trường lúa gạo thế giới, nhưng vì sao chỉ duy nhất xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm?